Việc xác định chính xác địa vị pháp lý của người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu độc lập với người có quyền, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập giúp quá trình tố tụng trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy, hãy cùng Luật Hồng Thái tìm hiểu nội dung này thông qua bài viết sau đây!
I. Căn cứ pháp lý:
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS)
II. Nội dung:
1. Điểm giống nhau:
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan trong vụ án dân sự không phải người khởi kiện, không bị kiện,
nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ
- Việc tham gia được thực hiện thông qua việc họ tự mình đề nghị, được
đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng hoặc
Tòa án đưa họ vào tham gia tố tụng nếu không có ai đề nghị (khoản 4 Điều 68
BLTTDS)
- Có quyền và nghĩa vụ theo khoản 1 Điều 73 BLTTDS (có quyền
và nghĩa vụ chung của đương sự theo Điều 70 BLTTDS)
2. Điểm khác nhau:
- Khái niệm:
+ Người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu độc
lập là người có quyền và nghĩa vụ
liên quan tham gia tố tụng độc lập với nguyên đơn và bị đơn
+ Người có quyền và nghĩa vụ liên quan không có
yêu độc lập là người có quyền và
nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng phụ thuộc vào nguyên đơn và bị đơn
- Địa vị tố tụng:
+ Người có quyền
và nghĩa vụ liên quan có yêu độc lập: Tham gia vào việc giải quyết vụ án dân sự với tư cách là người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan và địa vị tố tụng của họ độc lập với nguyên
đơn và bị đơn
+ Người có quyền
và nghĩa vụ liên quan không có yêu độc lập: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng phụ
thuộc vào nguyên đơn hoặc bị đơn.
- Thời điểm:
+ Người có quyền
và nghĩa vụ liên quan có yêu độc lập:
Theo khoản 2 Điều 201 BLTTDS, người có quyền và nghĩa vụ liên quan có quyền đưa
ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra giao nộp, tiếp cận,
công khai chứng cứ và hòa giải
+ Người có quyền và nghĩa vụ liên quan không có
yêu độc lập: Pháp
luật không quy định thời điểm cụ thể
- Quyền và nghĩa vụ tố tụng:
+ Người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu độc
lập: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có yêu cầu độc lập và yêu cầu độc lập này có liên quan đến việc giải quyết
vụ án thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định
tại Điều 71 của Bộ luật này. Trường hợp yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp
nhận để giải quyết trong cùng vụ án thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có quyền khởi kiện vụ án khác (Khoản 2 Điều 73 BLTTDS)
+ Người có quyền và
nghĩa vụ liên quan không có yêu độc lập: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
nếu tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc chỉ có quyền lợi thì có quyền,
nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này. Người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên bị đơn hoặc chỉ có
nghĩa vụ thì có quyền, nghĩa vụ của bị đơn quy định tại Điều 72 của Bộ luật
này (Khoản 3, khoản 4 Điều 73 BLTTDS)
- Tính chất của
yêu cầu được đưa ra
+ Người có quyền và
nghĩa vụ liên quan có yêu độc lập: Vì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có
yêu cầu độc lập có quyền và lợi ích pháp lý độc lập với cả nguyên đơn và bị đơn
nên yêu cầu họ đưa ra hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc vào yêu cầu của nguyên
đơn và bị đơn, có thể chống lại yêu cầu nguyên đơn, bị đơn hoặc cả hai chủ
thể này.
+ Người có quyền và
nghĩa vụ liên quan không có yêu độc lập: Lợi ích pháp lý của ng có quyền và
nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập gắn liền với lợi ích pháp lý của
nguyên đơn, bị đơn nên họ bị phụ thuộc vào nguyên đơn, bị đơn. Tuy nhiên, khi
tham gia tố tụng, họ vẫn có quyền quyết định trong phạm vi quyền lợi của họ
- Hậu quả pháp lý, thủ tục đưa ra yêu cầu
+ Người có quyền
và nghĩa vụ liên quan có yêu độc lập: khi
họ đưa ra yêu cầu sẽ phải nộp tiền tạm ứng án phí (khoản 1 Điều 146 BLTTDS), trừ
trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí và thủ tục yêu cầu
độc lập sẽ thực hiện theo thủ tục khởi kiện của nguyên đơn (Điều 202 BLTTDS)
+ Người có quyền và nghĩa vụ liên quan không có
yêu độc lập: yêu
cầu của họ phụ thuộc vào nguyên đơn và bị đơn nên sẽ không phải nộp tiền tạm ứng
án phí.
- Ví dụ:
+ Người có quyền
và nghĩa vụ liên quan có yêu độc lập: M
và N khởi kiện ra tòa yêu cầu giải quyết vấn đề ly hôn. Trong quá trình sống
chung, M và N có vay H 200 triệu. H có đơn yêu cầu độc lập đòi lại số tiền đã
cho vay (H là người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập)
+ Người có quyền và nghĩa vụ liên quan không có
yêu độc lập: A
là lái xe công ty X, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của công ty X, A đã gây
thiệt hai cho B. B khởi kiện công ty X để yc bồi thg thiệt hại (A là ng có quyền, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập, đứng về phía bị đơn)
Trên
đây chúng tôi giúp bạn so sánh người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu
độc lập với người có quyền, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập. Nếu
bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ 0976933335 - 0982033335 để được
hỗ trợ nhanh nhất. Hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com.
Trụ sở
chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh
Xuân).
Bạn cũng có thể tham
khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0976.933.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0976.933.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động -
0976.933.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình -
0976.933.335
Hồng Dinh