Xin chào Luật sư, em trai tôi đang có ý định đứng tên mua trả góp chiếc xe oto trị giá 500 triệu đồng cho người thân. Mỗi tháng trả hơn 20 triệu. Vậy Luật sư cho hỏi việc này có rủi ro nào không? Nếu trong trường hợp người bạn kia không trả nợ thì em trai tôi có bị xử lý không? Xin cảm ơn Luật sư!
Trả lời:
Chào bạn, trước hết xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi
tư vấn đến Luật Hồng Thái. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin được đưa ra ý kiến
tư vấn như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Dân sự 2015
- Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung
2017
2. Nội dung
Trả góp là hình thức mua hàng mà ở đó người mua hàng không cần phải trả toàn
bộ số tiền trong một lần trả mà có thể thanh toán theo kỳ hạn. Là phương thức
cho vay tiền mà các kỳ trả nợ gốc và lãi trùng nhau. Số tiền trả nợ của mỗi kỳ
theo thỏa thuận (hợp đồng) và số lãi được tính dựa trên số dư nợ gốc và thời hạn
thực tế của kỳ hạn trả nợ.
Căn cứ Bộ luật Dân sự, thì việc đứng tên mua
trả góp giúp người khác có thể sẽ có những rủi ro sau:
Thứ nhất, bạn là người đứng ra xác lập giao
dịch vay tài sản với ngân hàng chứ không phải người thân của bạn, đương nhiên
tại thời điểm điểm hợp đồng vay mượn này thì bạn sẽ thể hiện sự giao kết hợp
đồng trên tinh thần tự nguyện, thiện chí, trung thực thì hợp đồng này có giá
trị vè mặt pháp lý, có nghĩa là sau khi mua xe xong bạn có thể sở hữu chiếc xe
này nhứng cũng đồng thời phải có trách nhiệm trả nợ. Việc người thân của bạn
trả nợ hàng tháng chỉ trên tinh thần được sự ủy quyền từ bạn nên thay bạn trả
nợ, người này không phải là một bên có nghĩa vụ trong hợp đồng vay, chính vì
vậy nếu người này không chi trả hàng tháng cho ngân hàng thì bạn phỉ chịu trách
nhiệm về khoản nợ này.
Thứ hai, bạn
không được sở hữu chiếc xe, khi bạn mua trả góp với tên mình thì chiếc xe này
sẽ đứng tên bạn, có thể ngân hàng, tổ chức tín dụng cho bạn vay tiền sẽ yêu cầu
bạn thế chấp chiếc xe ( tức là họ sẽ giữ giấy tờ xe của bạn), sau khi mua xe
chiếc xe sẽ được giao cho người thân của bạn sử dụng, vậy bạn đang gánh 1 khoản
nợ và không giữ bất cứ tài sản, giấy tờ gì trong tay, vì vậy rủi ro pháp lý với
trường hợp của bạn là rất cao.
Đứng tên mua trả góp giúp người khác nhưng “bốc hơi” thì bị xử lý như thế nào? (Nguồn" Internet)
Để hạn chế rủi ro này, bạn
nên lập hợp đồng vay mượn giữa bạn và người bạn đứng tên vay giúp, các điều
khoản của hợp đồng vay bạn có thể dựa trên nội dung các điều khoản trong hợp
đồng mua bán xe ( về số tiền vay, lãi suất, thời hạn trả nợ, phạt chậm trả,
phạt vi phạm hợp đồng...) để ràng buộc trách nhiệm pháp lý giữa bạn và người
vay.
Việc giao xe cho người
thân sử dụng cũng nên có hợp đồng thuê xe, hợp đồng mượn xe rõ ràng (về thời
hạn mượn là mấy năm, hạn chế việc đem xe cầm cố, thế chấp, mua bảo hiểm trách
nhiệm dân sự cho xe thế naò để đảm bảo quyền lợi của người chủ xe, cấm việc đem
xe đi cầm cố bất hợp pháp, bảo quản xe ...).
Nếu không trả
nợ, thì sẽ bị xử lý như sau:
Căn cứ theo Điều 453 của Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mua
trả chậm trả dần theo đó mua trả góp được xem là một hình thức của mua trả
chậm, trả dần:
"Điều 453. Mua trả
chậm, trả dần
1. Các bên có thể thỏa thuận về
việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài
sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên
mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc
trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả
chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác."
Như
vậy, trường hợp của bạn mua xe trả góp là bằng hình thức của hợp đồng dân sự,
bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ
tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, theo đó bên bán xe trả góp cho bạn vẫn
có quyền sở hữu chiếc xe cho tới khi bạn trả đủ tiền theo hợp đồng trả góp hai
bên đã thỏa thuận.
Nếu
có dấu hiệu bỏ trốn, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì có thể bị xử lý theo pháp
luật hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 hoặc lạm dụng
chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 của BLHS 2015.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Khánh Ly.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Thực hiện nghĩa vụ quân sự - Lợi nhiều hơn mất Theo quy định tại Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, mọi công dân Việt Nam trong độ tuổi thực... |
Bố mất trước ông, cháu có được hưởng phần di sản của ông để lại cho bố không Theo quy định tại Điều 635 Bộ luật dân sự năm 2005 thì người thừa kế là cá nhân còn sống vào thời... |
Nữ gia sư với kế hoạch trộm gần 150 triệu đồng. Trộm cắp là một hành vi phạm tội khi một người hoặc một nhóm người lén lút, bí mật chiếm đoạt tài... |