Hotline: 098.203.3335
TRANH TỤNG - TỐ TỤNG HÌNH SỰ - DÂN SỰ - HÀNH CHÍNH - ĐẤT ĐAI - HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP


Trụ sở chính:
Trụ sở chính: 38LK9, Tổng cục V, Bộ Công an, Tân Triều, Hà Nội

098 203 3335 (24/7)
luathongthai@gmail.com

Trách nhiệm bồi thường của người giám hộ

(Số lần đọc 99)

Khoản 3 điều 606 BLDS 2005 quy định “Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường”.

    Theo quy định trên thì khi người được giám hộ gây thiệt hại cho người khác, người giám hộ có trách nhiệm dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp người được giám hộ không đủ tài sản hoặc không có tài sản để bồi thường thì người giám hộ có trách nhiệm bồi thường nếu có lỗi trong việc thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ mà để người được giám hộ gây thiệt hại cho người khác. Nếu người giám hộ hoàn toàn không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

f50Tu-van-phap-luat-doanh-nghiep-31.jpg

    Trong trường hợp con dưới 15 tuổi gây thiệt hại cho người khác thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại trước tiên là cha mẹ. Trong trường hợp cha, mẹ đều không còn hoặc tuy cha mẹ còn sống nhưng không đủ điều kiện làm người giám hộ cho con thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định trước hết là trách nhiệm của anh cả hoặc chị cả đã thành niên đủ điều kiện phải làm người giám hộ của em chưa thành niên. Nếu anh cả, chị cả không đủ điều kiện làm người giám hộ thì người tiếp theo đã thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ. Trong trương hợp không có anh chi em ruột hoặc anh, chị em ruột không đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại có đủ điều kiện phải làm người giám hộ (Điều 62 BLDS). Vậy theo khoản 3 điều 606 BLDS thì anh cả hoặc chị cả, ông bà nội hoặc ông bà ngoại là người giám hộ thì họ được quyền dùng tài sản riêng của người được giám hộ để bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp người được giám hộ gây thiệt hại mà không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường, thì người giám hộ phải bồi thường thiệt hại bổ sung bằng tài sản của mình nếu ngưới giám hộ có lỗi khi thực hiện việc giám hộ. Khi đó, nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì họ không phải lấy tài sản của mình để bồi thường khi người được giám hộ gây thiệt hai.

Người mất năng lực hành vi dân sự đang do cha mẹ, chăm sóc quản lý giáo dục mà gây thiệt hại thì cha mẹ phải bồi thường bằng tài sản của mình. Trong trường hợp họ đang được giám hộ theo Điều 62 BLDS thì trách nhiệm bồi thường được xác định như sau:

-         Người mất năng lực hành vi dân sự đã có vợ (hoặc chồng), thì người vợ (hoặc chồng) có đủ điều kiện làm người giám hộ được lấy tài sản riêng của người bị mất năng lực hành vi dân sự để bồi thường. Nếu tài sản của người được giám hộ không đủ thì lấy tài sản chung của người giám hộ để đền bù, sau đó mới lấy tài sản riêng của người giám hộ để đền bù tiếp phần còn thiếu nếu có lỗi trong việc quản lý người được giám hộ.

-         Người được giám hộ là cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một

người mất, người kia không đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả đã thành niên có đủ điều kiện phải là người giám hộ. Nếu người con cả không đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện phải làm người giám hộ. Trong trường hợp này người giám hộ được lấy tài sản của cha mẹ để bồi thường cho người bị thiệt hại. Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ thì người giám hộ phải lấy tài sản riêng của mình để bồi thường cho phần còn thiếu nếu có lỗi trong việc quản lý người được giám hộ.

-         Người đã thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự đã có vợ, chồng, con nhưng vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ có đủ điều kiện phải là người giám hộ. Trong trường hợp như vậy cha mẹ có quyền lấy tài sản riêng của người được giám hộ để bồi thường, chỉ khi tài sản riêng của người được giám hộ và tài sản chung của vợ chồng người được giám không không đủ thì cha, mẹ mới phải bồi thường bằng tài sản của mình nếu có lỗi trong việc quản lý người được giám hộ.

Mặc dù Luật quy định trách nhiệm bồi thường thuộc về cha mẹ và người giám hộ nhưng trong những trường hợp người dưới 15 tuổi và người mất năng lực hành vi dân sự nếu gây thiệt hại cho người khác trong thời gian trường học, bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý theo quy định tại điều 621 BLDS thì: Cá nhân gây thiệt hại trong thời gian do trường học, bệnh viện tâm thần quản lý thì trường học, bệnh viện phải bồi thường.

    Theo quy định tại khoản 1 điều 621 BLDS thì người dưới 15 tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Trách nhiệm của nhà trường được xác định đối với những thiệt hại do học sinh đang trong thời gian học ở trường gây ra. Quy định này nhằm nâng cao trách nhiệm của nhà trường trong việc quản lý học sinh đang học trong trường trung học phổ thông cơ sở. Nhà trường có nghĩa vụ quản lý học sinh trong thời gian học tại trường theo thời khóa biểu học văn hóa chính khóa, ngoại khóa hoặc lao động, vui chơi, giải trí do nhà trường tổ chức mà học sinh gây thiệt hại cho người khác thì nhà trường phải bồi thường.

Ví dụ :        Bạn Đức là học sinh lớp 5 của trường tiểu học Tân Triều. Ngày 20/11/2010, trong giờ học môn văn của cô giáo chủ nhiệm, bạn Đức xin phép cô cho ra ngoài vì lý do có nhu cầu đi vệ sinh cá nhân. Cô giáo đã đồng ý và cho Đức ra ngoài. Nhân cơ hội đó Đức chạy ra ngoài cổng trường để ăn quà. Trong lúc vội vàng bạn Đức chạy đâm vào một người đang đi bán trứng vỡ hết và người đó bị ngã ra đường. Tổng chi phí toàn bộ số trứng bị vỡ và tiền thuốc điều trị cho người bán trứng là 2000.000 đồng. Căn cứ vào các sự kiện có trong tình huống thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bán trứng thuộc về trường Tiểu học Tân Triều chứ không phải thuộc về bố mẹ hoặc người giám hộ của Đức. Bởi vì, bạn Đức là người dưới 15 tuổi gây thiệt hại cho người khác trong thời gian học văn hóa ở trường và chịu sự quản lý của nhà trường. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 621 BLDS năm 2005: “Người dưới 15 tuổi trong thời gian học tại trường mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra. Trường tiểu học Tân Triều phải bồi thường cho người bán trứng số tiền 2000.000 đồng để khắc phục thiệt hại do Đức gây ra. Bố mẹ của Đức không có lỗi trong các trường hợp này, vì Đức gây thiệt hại trong thời gian nhà trường có nghĩa vụ quản lý. Nhà trường không có chứng cứ chứng mình mình không có lỗi, do vậy nhà trường phải bồi thường thiệt hại cho người bán trứng thay Đức.

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 621 BLDS, khi người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác thì bệnh viện, tổ chức đang có nghĩa vụ quản lý trực tiếp phải bồi thường thiệt hại. Quy định này có ý nghĩa không chỉ về mặt pháp lý mà còn có ý nghĩa trên thực tế của đời sống xã hội. Nó rằng buộc trách nhiệm của bệnh viện, tổ chức xã hội phải tăng cường công tác quản lý người bị mất năng lực hành vi dân sự.

    Nếu nhà trường, bệnh viện, tổ chức khác chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha me, người giám hộ của người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường. Quy định này cho thấy mặc nhiên những người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự khi gây thiệt hại mà đang chịu sự quản lý của nhà trường, bệnh viện, các tổ chức xã hội thì các tổ chức này phải bồi thường và việc chứng minh không có lỗi để làm cơ sở cho việc thoát khỏi trách nhiệm bồi thường thuộc về các tổ chức đó.

Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn

Có thể bạn quan tâm?

Cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung
Các biện pháp bảo đảm thi hành án
Tạm đình chỉ thi hành án
Nghĩa vụ của Bên cung ứng dịch vụ
Công ty Luật Hồng Thái là một đơn vị hàng đầu trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự.
Quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin thi hành án
Công ty Luật Hồng Thái là một đơn vị Luật hàng đầu trong lĩnh vực thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án và xử lý thi hành án hiệu quả.
Thủ tục tố tụng dân sự được tòa án cấp sơ thẩm áp dụng trong trường hợp đương đương sự chết mà quyền và nghĩa vụ của họ được thừa kế.
trả lại đơn khởi kiện
Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ lý vụ án dân sự
Trách nhiệm bồi thường của người giám hộ
Người có quyền kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự
Đối tượng kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bao gồm: - Bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. - Quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Toàn án sơ thẩm chưa có hiệu lực. Vậy ai là người có quyền kháng cáo, kháng nghị.
 
Tin nhiều người quan tâm
Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được hưởng quyền và nghĩa vụ gì?
Hợp tác xã là gì? Liên hiệp hợp tác xã là gì? Quyền và nghĩa vụ của Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác...
 
Làm thẻ căn cước có phải về quê không ?
Thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước...
 
Tài sản đứng tên một người, có phải là tài sản chung của vợ chồng
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản...
 
Trăn trở của bao cặp vợ chồng: Có nên ly hôn khi không còn tình cảm?
 
Nguyên nhân, thực trạng ly hôn hiện nay và đưa ra giải pháp hạn chế thực trạng này.
Hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội mà trong đó kết hợp hài hòa lợi ích...
 

Thư viện video

Dành cho đối tác

Giới thiệu

Về chúng tôi

Công ty luật Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp – Nơi các luật sư, chuyên gia tư vấn có trình độ cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thuế – kế toán, sở hữu trí tuệ, tố tụng, lao động, đất đai…đảm nhiệm.

Kinh tế đang phát triển, xã hội có sự phân công lao động rõ ràng. Và chúng tôi hiện diện trong cộng đồng doanh nghiệp để đồng hành, chia sẻ, gánh vác và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Chi tiết→

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CỦA CHÚNG TÔI

luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Tiến Sĩ, Luật Sư Nguyễn Hồng Thái
Tiến sĩ - Luật sư tranh tụng hình sự, dân sự

Luật Sư Trần Anh Minh
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự 


Luật Sư Nguyễn Văn Diên
Tư vấn pháp luật đất đai

Luật Sư Nguyễn Thị Tình
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự

Thạc Sĩ, Luật Sư Nguyễn Thị Hồng Liên
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Luật sư Phạm Thị Vân

Luật sư đất đai, doanh nghiệp, lao động


Luật Sư. Lê Ngọc Trung
Luật Sư: Tranh Tụng Doanh Nghiệp

Copyright © 2014-2018 All Rights Reserved - luathongthai.com
Design by and support ThanhNam Software