Hotline: 098.203.3335
TRANH TỤNG - TỐ TỤNG HÌNH SỰ - DÂN SỰ - HÀNH CHÍNH - ĐẤT ĐAI - HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP


Trụ sở chính:
Trụ sở chính: 38LK9, Tổng cục V, Bộ Công an, Tân Triều, Hà Nội

098 203 3335 (24/7)
luathongthai@gmail.com

Quyết định 242/QĐ-TTg năm 2018 Phê duyệt "Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật" giai đoạn năm 2018 - 2022.

(Số lần đọc 453)

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: 242/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT "ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI HÀNH PHÁP LUẬT" GIAI ĐOẠN NĂM 2018-2022

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” (sau đây gọi là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU, ĐI TƯỢNG, PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu của Đề án

a) Mục tiêu chung:

- Triển khai thực hiện một số giải pháp cơ bản đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật, hướng đến mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của hệ thng pháp luật;

- Từng bước khắc phục những hạn chế, bất cập hiện nay trong tổ chức thi hành pháp luật, tạo tiền đề cho sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động tổ chức thi hành pháp luật.

b) Các mục tiêu cụ thể:

- Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, cụ thể hóa các quy định hiện hành về tổ chức thi hành pháp luật; thực hiện nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách phục vụ việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tổ chức thi hành pháp luật.

- Nâng cao chất lượng một số hoạt động tổ chức thi hành pháp luật, trong đó tập trung thực hiện giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đi với công tác tổ chức thi hành pháp luật; đổi mới công tác theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật; tăng cường năng lực phản ứng chính sách; đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thi hành pháp luật.

- Bảo đảm các điều kiện cần thiết để phục vụ việc tổ chức thi hành pháp luật, nhất là trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đẩy mạnh thực hiện chủ trương, chính sách tinh giảbiên chế.

2. Đối tượng, phạm vi, thời gian thực hiện Đề án

a) Đối tượng:

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

b) Phạm vi:

Tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương.

c) Thời gian thực hiện:

Đề án được triển khai thực hiện từ năm 2018 đến hết năm 2022.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong công tác tổ chức thi hành pháp luật

a) Nhiệm vụ:

- Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong công tác tổ chức thi hành pháp luật.

- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để cụ thể hóa sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tổ chức thi hành pháp luật, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy các ngành, các cấp đối với công tác này.

b) Giải pháp và phân công thực hiện:

Xây dựng, trình Ban cán sự đảng Chính phủ để xem xét, trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong công tác tổ chức thi hành pháp luật.

Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thời gian thực hiện: Năm 2018 -2019.

2. Hoàn thiện thể chế về tổ chức thi hành và theo dõi thi hành pháp luật

a) Nhiệm vụ:

- Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tổ chức thi hành pháp luật theo hướng, quy định rõ ràng về trách nhiệm, thẩm quyền và nội dung tổ chức thi hành pháp luật;

- Quy định cụ thể cách thức, biện pháp theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật trên phạm vi cả nước và trong từng ngành, lĩnh vực, phạm vi quản lý của các Bộ, ngành và địa phương.

b) Giải pháp và phân công thực hiện:

- Nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Thời gian thực hiện: Năm 2018-2019.

- Nghiên cứu, xây dựng đề xuất chính sách phục vụ việc lập hồ sơ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật về tổ chức thi hành pháp luật.

Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thời gian thực hiện: 2018 - 2020.

3. Đổi mới công tác theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật

a) Nhiệm vụ:

Nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí cụ thể, định lượng để xác định được mức độ thực thi pháp luật, cũng như đánh giá được chính xác, toàn diện hiệu quả, tác động của văn bản quy phạm pháp luật trong thực tiễn.

b) Giải pháp và phân công thực hiện:

Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức áp dụng thí điểm Khung theo dõi thi hành pháp luật và hệ thu thập dữ liệu phục vụ công tác theo dõi thi hành pháp luật; Bộ trưởng Bộ Tư pháp xây dựng, ban hành Thông tư hướng dẫn tiêu chí đánh giá tình hình thi hành pháp luật trên cơ sở kết quả áp dụng thí điểm.

Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thời gian thực hiện: Năm 2018 - 2022.

4. Tăng cường năng lực phản ứng chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật

a) Nhiệm vụ:

Xác lập quy trình tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tình hình thi hành pháp luật một cách thống nhất, có hệ thng, rõ ràng, minh bạch. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc ghi nhận, thc thi trách nhiệm Hiến định và luật định của Bộ trưởng, người đứng đầu các cơ quan trong việc xử lý theo thẩm quyền các phản ánh, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thông qua hoạt động theo dõi thi hành pháp luật, cơ quan nhà nước tăng cường năng lực phản ứng chính sách, xử lý các vấn đề mới phát sinh, đặc biệt gắn kết với quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

b) Giải pháp và phân công thực hiện:

Xây dựng quy trình chung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về tình hình thi hành pháp luật.

Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành khác có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thời gian thực hiện: Năm 2018 - 2019.

5. ng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tổ chức thi hành pháp luật

a) Nhiệm vụ:

Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập, lưu trữ dữ liệu về tình hình thi hành pháp luật nói chung và báo cáo tình hình thi hành pháp luật nói riêng nhằm đảm bảo nguồn dữ liệu đa dạng, đầy đủ, sẵn có, mang tính tích hợp, giảm gánh nặng xây dựng các báo cáo tình hình thi hành pháp luật; hướng đến việc xây dựng một phần mềm giúp theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật một cách thường xuyên, kịp thời, khách quan.

b) Giải pháp và phân công thực hiện:

Xây dựng, vận hành phần mềm đánh giá tình hình thi hành pháp luật (phần mềm quan trắc tình hình thi hành pháp luật); xây dựng, vận hành phần mm thu thập thông tin thi hành pháp luật (phần mềm phục vụ việc báo cáo tình hình thi hành pháp luật) kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.

Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan.

Thời gian thực hiện: Năm 2018 - 2022.

6. Tăng cường theo dõi, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác tổ chức thi hành pháp luật

a) Nhiệm vụ:

Bảo đảm nguyên tắc thượng tôn pháp luật, duy trì trật tự, kỷ cương trong việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, công chức khối cơ quan hành chính nhà nước trong công tác tổ chức thi hành pháp luật.

b) Giải pháp và phân công thực hiện:

Xây dựng, ban hành các chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác tổ chức thi hành pháp luật tại các bộ, ngành và địa phương.

Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.

Cơ quan phối hợp: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan.

Thời gian thực hiện: Hàng năm.

7. Bảo đảm các điều kiện cho công tác tổ chức thi hành pháp luật

a) Nhiệm vụ:

Bảo đảm các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực đáp ứng cho công tác tổ chức thi hành pháp luật.

b) Giải pháp và phân công thực hiện:

- Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung các quy định về kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thi hành pháp luật theo hướng bố trí toàn diện, đầy đủ các nội dung chi và mức chi phù hợp đối với các hoạt động tổ chức thi hành pháp luật.

Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.

Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, các bộ, ngành liên quan.

Thời gian thực hiện: Năm 2018 - 2019.

- Kiện toàn tổ chức pháp chế các bộ, ngành; bố trí biên chế pháp chế chuyên trách tại các sở, ngành chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong tổng biên chế được giao để thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế nói chung và làm đầu mối công tác tổ chức thi hành pháp luật nói riêng.

Cơ quan chủ trì: Bộ Nội vụ.

Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan liên quan.

Thời gian thực hiện: Năm 2018 - 2022.

- Đào tạo, bồi dưỡng để tăng cường năng lực cho cán bộ, công chức tại các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là về kỹ năng, năng lực tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Cơ quan chủ trì: Bộ Nội vụ.

Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan liên quan.

Thời gian thực hiện: Năm 2018 - 2022.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án do ngân sách nhà nước bảo đảm và nguồn kinh phí huy động tài trợ khác (nếu có).

2. Căn cứ nhiệm vụ tại Đề án này, các bộ, ngành, địa phương xây dựng dự toán thực hiện nhiệm vụ được giao, tổng hợp vào dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Tư pháp:

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện Đề án;

- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong việc triển khai thực hiện Đề án;

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án.

2. Các bộ, ngành và địa phương:

- Xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Đề án;

- Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Đề án ở các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương mình;

- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Tư pháp triển khai thực hiện Đề án.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn th;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT,PL(2b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn

Có thể bạn quan tâm?

Luật đất đai 2003
Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2004 và hết hiệu lực từ ngày 01/7/2014)
Luật đất đai năm 2013
Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2014
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Luật có hiệu lực từ 01/01/2015
Bộ luật Lao động năm 2012
Bộ luật có hiệu lực từ ngày 01/5/2013
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 ( hết hiệu lực từ ngày 01/01/2018)
Luật số: 19/2003/QH11
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ( có hiệu lực từ ngày 01/01/2018)
Luật số: 101/2015/QH13
Bộ luật hình sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018
Số: 100/2015/QH13
Bộ luật hình sự năm 1999 (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2018)
BỘ LUẬT HÌNH SỰ CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 15/1999/QH10
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có hiệu lực từ 01/07/2016
Luật số: 92/2015/QH13 Bộ luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2015.
Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017
Bộ Luật dân sự số: 91/2015/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015./.
 
Tin nhiều người quan tâm
Làm giấy khai sinh muộn bị phạt bao nhiêu tiền?
 
Giấy khám sức khỏe có thời hạn bao lâu?
Giấy khám sức khỏe là tài liệu quan trọng, “có mặt” trong hầu hết hồ sơ đăng ký học, hồ sơ xin việc...
 
Nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt thế nào?
Theo quy định của pháp luật về cư trú, trẻ sinh ra phải được nhập hộ khẩu cho trong thời hạn 60 ngày...
 
Một doanh nghiệp có thể thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh?
Theo quy định của pháp luật, một doanh nghiệp có thể đăng ký tối đa bao nhiêu chi nhánh? Cùng Luật...
 
BỆNH NHÂN TỬ VONG TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ BÁC SĨ CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM KHÔNG?
Bác sĩ là một nghề yêu cầu về bằng cấp, máy móc, yêu cầu kiểm định gắt gao vô cùng để có thể hành...
 

Thư viện video

Dành cho đối tác

Giới thiệu

Về chúng tôi

Công ty luật Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp – Nơi các luật sư, chuyên gia tư vấn có trình độ cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thuế – kế toán, sở hữu trí tuệ, tố tụng, lao động, đất đai…đảm nhiệm.

Kinh tế đang phát triển, xã hội có sự phân công lao động rõ ràng. Và chúng tôi hiện diện trong cộng đồng doanh nghiệp để đồng hành, chia sẻ, gánh vác và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Chi tiết→

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CỦA CHÚNG TÔI

luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Tén Sĩ, Luật Sư Nguyễn Hồng Thái
Tiến sĩ - Luật sư tranh tụng hình sự, dân sự

Luật Sư Trần Anh Minh
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự 


Luật Sư Nguyễn Văn Diên
Tư vấn pháp luật đất đai

Luật Sư Nguyễn Thị Tình
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự

Thạc Sĩ, Luật Sư Nguyễn Thị Hồng Liên
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Luật sư Phạm Thị Vân

Luật sư đất đai, doanh nghiệp, lao động


Luật Sư. Lê Ngọc Trung
Luật Sư: Tranh Tụng Doanh Nghiệp

Copyright © 2014-2018 All Rights Reserved - luathongthai.com
Design by and support ThanhNam Software