Hotline: 098.203.3335
TRANH TỤNG - TỐ TỤNG HÌNH SỰ - DÂN SỰ - HÀNH CHÍNH - ĐẤT ĐAI - HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP


Trụ sở chính:
Trụ sở chính: 38LK9, Tổng cục V, Bộ Công an, Tân Triều, Hà Nội

098 203 3335 (24/7)
luathongthai@gmail.com

Người lao động dễ dàng bị cho thôi việc với lý do thay đổi cơ cấu?

(Số lần đọc 1394)
Mất việc vì tái cơ cấu mà người lao động không có căn cứ chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình thì điều này có phải là quá dễ dàng cho doanh nghiệp khi muốn chấm dứt hợp đồng với NLĐ?

Hầu hết chúng ta thường biết rằng người lao động (NLĐ) sẽ chỉ bị người sử dụng lao động (NSDLĐ) cho nghỉ việc trong một số ít trường hợp phổ biến như: NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; NLĐ tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng... Nhưng gần như lại quên mất việc NSDLĐ có thể cho NLĐ thôi việc do thay đổi cơ cấu (một lý do không do lỗi của NLĐ).

Vậy mất việc vì tái cơ cấu mà người lao động không có căn cứ chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình thì điều này có phải là quá dễ dàng cho doanh nghiệp khi muốn chấm dứt hợp đồng với NLĐ?

Người lao động dễ dàng bị cho thôi việc với lý do thay đổi cơ cấu?

Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn ảnh: Internet)

Để hiểu hơn vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu tại Bản án 21/2017/LĐ-PT ngày 01/12/2017 về tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Theo đó, nội dung bản án như sau:

“Từ ngày 24/01/2011, bà Hoàng Thị Phương L ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với chức danh chuyên viên mua hàng tại Công ty Cổ phần Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quốc tế H nay là Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Quốc tế H.

Ngày 17/02/2016, Công ty thông báo cho bà L về việc sắp xếp cơ cấu nhân sự tại công ty. Công ty yêu cầu bà L tự viết đơn xin nghỉ việc nếu không công ty sẽ tự ra quyết định thôi việc với lý do thay đổi cơ cấu, cắt giảm nhân sự. Ngày 24/02/2016, bà L nhận được Thông báo số 01 HCNS/T2-2016 về việc phòng nhân sự yêu cầu bà L ký nhận thông báo về việc giảm biên chế nhân sự do thay đổi cơ cấu và sắp xếp lại nhân sự, theo đó bà L sẽ đi làm đến hết ngày 25/4/2016. Ngày 01/5/2016, Công ty ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với bà L.

Phía công ty cho rằng: vào khoảng đầu năm 2016, Công ty nhận thấy tình hình kinh doanh chưa đạt hiệu quả, cần sắp xếp lại cơ cấu nhân sự trong khi đó nhu cầu sử dụng lao động của các phòng, ban đã đầy đủ nên Công ty tính đến phương án cắt giảm nhân sự. Ban đầu công ty có kế hoạch cắt giảm hai người lao động trong đó có bà Hoàng Thị Phương L. Tuy nhiên, sau đó có một người lao động tự làm đơn xin nghỉ việc nên số lao động phải cắt giảm 01 người là bà Hoàng Thị Phương L.

Phía nguyên đơn cho rằng sau khi cho bà L nghỉ việc thì Công ty tuyển người khác (bà Nguyễn Thị Kim Th) vào thay thế vị trí bà L nhưng thực tế, các tài liệu, chứng cứ đại diện nguyên đơn nộp thể hiện bà Th đã vào làm việc tại Công ty trước khi bà L nghỉ việc. Đại diện nguyên đơn còn cho rằng việc bị đơn trình bày tình hình kinh doanh của công ty gặp khó khăn là không đúng thực tế vì Công ty hoạt động có lãi. Trong khi đó đại diện bị đơn trình bày nguyên nhân của việc cơ cấu lại lao động là để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả hơn.

Ngoài ra, trong quá trình giải quyết vụ án, đại diện bị đơn đều thống nhất trình bày: Do tình hình hoạt động của Công ty chưa đạt hiệu quả nên phải cơ cấu sắp xếp lại lao động, sắp xếp lại các phòng ban trong Công ty nên bị đơn mới thực hiện thủ tục cắt giảm một số lao động chứ không có sự thua lỗ đột ngột như đại diện nguyên đơn trình bày”.

Như vậy, trong trường hợp trên, rõ ràng công ty không làm ăn thua lỗ mà chỉ cần chứng minh công ty có cơ cấu lại lao động (dù chỉ là 1, 2 lao động) thì cũng có thể cho NLĐ thôi việc mà không trái pháp luật.

Việc NSDLĐ cho NLĐ thôi việc do thay đổi cơ cấu được quy định cụ thể tại Điều 36, 44 Bộ luật lao động 2012

“Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.”

“Điều 44. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế

1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.…

3. Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.”

Thay đổi cơ cấu quy định tại Khoản 1 Điều 44 nêu trên được hướng dẫn bởi Khoản 1 Điều 13 Nghị định 05/2015/NĐ-CP

Điều 13. Thay đổi cơ cấu, công nghệ và lý do kinh tế

"1. Thay đổi cơ cấu, công nghệ tại Khoản 1 Điều 44 của Bộ luật Lao động gồm các trường hợp sau đây:

a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;

b) Thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm;

c) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động.”

Như vậy, chỉ vì lý do thay đổi cơ cấu mà nhiều NLĐ bị mất việc thì NSDLĐ mới phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động (thủ tục khá rườm rà, mất thời gian) còn nếu chỉ cho 1 NLĐ thôi việc thì NSDLĐ cũng không cần xây dựng phương án lao động nào chỉ cần báo trước, ra quyết định cho thôi việc, bồi thường là xong (đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng).

Qua quy định pháp luật cũng như qua bản án nêu trên, nhận thấy rằng công ty có thể lấy lý do thay đổi cơ cấu để từ đó cho NLĐ thôi việc một cách dễ dàng. Không cần phải chứng minh lỗi của NLĐ, không cần phải tiến hành xử lý kỷ luật theo đúng trình tự, thủ tục rườm rà mà chỉ cần: Chứng minh hoạt động công ty không có hiệu quả (có thể chứng minh không đạt kế hoạch phát triển đề ra, mức lãi không như mong muốn…) hoàn toàn không cần chứng minh công ty thua lỗ. Khi đó công ty đã có thể đề xuất phương án cơ cấu sắp xếp lại lao động; từ đó chấm dứt hợp đồng với người lao động mà mình mong muốn mà không cần NLĐ đó phải làm sai bất kỳ điều gì.

Theo quan điểm của tác giả, đây chính là một trong những điểm hở, hạn chế của pháp luật lao động cũng như của thực tế xét xử tại tòa án, khi công ty chỉ cần thích là có thể cho NLĐ nghỉ việc dựa vào lý do thay đổi cơ cấu. Tôi nói điểm hở vì công ty hoàn toàn có thể chủ động trong việc công ty đưa ra phương án cơ cấu lại lao động, có thể phòng ban đó cần 7 người mới làm việc hiệu quả nhưng công ty vẫn sẵn sàng cho một người không ưng ý trong phòng nghỉ việc. Và để tránh rắc rối, công ty sẽ không thuê thêm ngay người khác vào phòng làm việc mà có thể thuê trước đó tầm 1, 2 tháng hoặc cũng có thể thuê lao động mang danh phòng khác nhưng lại làm việc cho phòng có NLĐ bị cho thôi việc kia... Những việc đó hoàn toàn đơn giản, nằm trong tầm tay của NSDLĐ.

Có nhiều ý kến cho rằng, khi NLĐ đã ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì khả năng bị cho nghỉ rất thấp nhưng thực tế thì khó lường trước được điều gì.

Nguồn: Thư viện pháp luật

26d5bf8a1b77fa29a366.jpg 

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP 

TRÂN TRỌNG!

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com

Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).

Phạm Vân.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn  của chúng tôi:

Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248 

- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248 

Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Trân trọng cảm ơn!

Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan: 

Những điều cần biết về tạm hoãn hợp đồng lao động' ( 10:36 | 15/02/2019 ) 
Tạm hoãn hợp đồng lao động là một trong những cách thức bảo vệ việc làm cho người lao động trước...
Ký hợp đồng lao động nhiều lần với người lao động nước ngoài: Nên áp dụng như thế nào?' ( 04:48 | 01/12/2018 ) 
Các doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài đang mắc kẹt trong việc ký kết hợp đồng lao động...
Những nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng lao động theo quy định mới 2018.' ( 09:28 | 26/11/2018 ) 
Ngày 24/10/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị...
Người lao động nên chọn hình thức hợp đồng lao động nào là hợp lý nhất?' ( 08:54 | 30/10/2018 ) 
Trên thực tế, có nhiều hình thức Hợp đồng lao động. Tương ứng với mỗi hình thức có những ưu và nhược...

TAGs:tái cơ cấu lao động

Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn

Có thể bạn quan tâm?

Bản án 107/2018/HC-PT ngày 04/07/2018 về khiếu kiện QĐHC, HVHC trong lĩnh vực quản lý đất đai của TANDCC tại Đà Nẵng
Bản án 13/2018/HS-ST ngày 19/04/2018 về tội làm nhục người khác
Bản án 60/2017/HC-ST ngày 21/09/2017 về khiếu kiện công văn trả lời dông dân
Bản án 19/2017/DS-ST ngày 31/07/2017 về tranh chấp hụi
Án lệ số 07/2016/AL về công nhận hợp đồng mua bán nhà trước ngày 01/7/1991
Án lệ số 07/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17 tháng 10 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 698/QĐ-CA ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Án lệ số 06/2016/AL về vụ án “Tranh chấp thừa kế”
Án lệ số 06/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Án lệ số 05/2016/AL về vụ án “Tranh chấp di sản thừa kế”
Án lệ số 05/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Án lệ số 04/2016/AL về vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”
Án lệ số 04/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Án lệ số 03/2016/AL về vụ án “Ly hôn”
Án lệ số 03/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Án lệ số 02/2016/AL về vụ án “Tranh chấp đòi lại tài sản”
Án lệ số 02/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm 2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
 
Tin nhiều người quan tâm
Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được hưởng quyền và nghĩa vụ gì?
Hợp tác xã là gì? Liên hiệp hợp tác xã là gì? Quyền và nghĩa vụ của Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác...
 
Làm thẻ căn cước có phải về quê không ?
Thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước...
 
Tài sản đứng tên một người, có phải là tài sản chung của vợ chồng
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản...
 
Trăn trở của bao cặp vợ chồng: Có nên ly hôn khi không còn tình cảm?
 
Nguyên nhân, thực trạng ly hôn hiện nay và đưa ra giải pháp hạn chế thực trạng này.
Hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội mà trong đó kết hợp hài hòa lợi ích...
 

Thư viện video

Dành cho đối tác

Giới thiệu

Về chúng tôi

Công ty luật Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp – Nơi các luật sư, chuyên gia tư vấn có trình độ cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thuế – kế toán, sở hữu trí tuệ, tố tụng, lao động, đất đai…đảm nhiệm.

Kinh tế đang phát triển, xã hội có sự phân công lao động rõ ràng. Và chúng tôi hiện diện trong cộng đồng doanh nghiệp để đồng hành, chia sẻ, gánh vác và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Chi tiết→

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CỦA CHÚNG TÔI

luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Tiến Sĩ, Luật Sư Nguyễn Hồng Thái
Tiến sĩ - Luật sư tranh tụng hình sự, dân sự

Luật Sư Trần Anh Minh
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự 


Luật Sư Nguyễn Văn Diên
Tư vấn pháp luật đất đai

Luật Sư Nguyễn Thị Tình
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự

Thạc Sĩ, Luật Sư Nguyễn Thị Hồng Liên
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Luật sư Phạm Thị Vân

Luật sư đất đai, doanh nghiệp, lao động


Luật Sư. Lê Ngọc Trung
Luật Sư: Tranh Tụng Doanh Nghiệp

Copyright © 2014-2018 All Rights Reserved - luathongthai.com
Design by and support ThanhNam Software