Viết, vẽ bậy làm ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị của các di tích, thắng cảnh, có thể xem là một hành vi tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm đi giá trị của những di sản văn hóa, có thể phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hành vi viết, vẽ bậy tại di tích,
thắng cảnh là hành vi “hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa” theo
quy định tại Điều 13 Luật Di sản văn hóa. Điều 4 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa cũng quy định chế tài các
hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể,
trong đó có hành vi “tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá
trị di sản văn hóa phi vật thể”.
Hành vi viết, vẽ bậy làm ảnh hưởng
không nhỏ đến giá trị của các di tích, thắng cảnh, có thể xem là một hành vi
tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm đi giá trị của những di sản
văn hóa.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23
Nghị định 158/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa,
thể thao, du lịch và quảng cáo, “Phạt tiền
từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi viết, vẽ, làm bẩn hoặc làm
ô uế di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình văn hóa, nghệ
thuật.”, đồng thời bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là khôi phục tình
trạng ban đầu.

Hình ảnh di tích bị vẽ bậy
(Nguồn: Internet)
Ngoài ra, nếu đủ căn cứ xác định
hành vi viết, vẽ bậy tại các di tích, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 345 Bộ luật Hình sự năm
2015 về tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích, thắng cảnh.
Theo đó, tùy theo tính chất và mức
độ hành vi vi phạm mà có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền 10 - 100 triệu đồng;
phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm.
Thực tế ở một số quốc gia, hành vi
viết vẽ bậy tại các di tích hoặc nơi công cộng sẽ bị xử phạt rất nặng. Tại
Singapore, hành vi vẽ bậy tại các di tích hoặc nơi công cộng sẽ bị bắt và phạt
tối đa là 2.000 SGD (khoảng 33.851.000 đồng), hoặc phạt tù tới 3 năm, chịu đánh
từ 3 - 8 roi. Ở Nhật Bản, hành vi vẽ bậy lên di tích, điểm văn hóa, du lịch có
thể bị ngồi tù 5 năm hoặc chịu án phạt hành chính khoảng 300.000 yên (khoảng 60
triệu đồng) trong trường hợp gây thiệt hại nghiêm trọng.
Trong khi đó, ở nước ta hiện nay,
tình trạng viết, vẽ bậy lên di tích, thắng cảnh dường như đã trở thành thói
quen vô thức của nhiều người. Thiết nghĩ bên cạnh việc phải tuyên truyền nâng
cao ý thức bảo vệ các di tích, thắng cảnh cho mọi người, cần thắt chặt hơn nữa
việc xử lý các hành vi vi phạm để có thể giáo dục, răn đe.
T.Q

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).