Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ của công dân Việt Nam, thể hiện tình yêu và trách nhiệm của công dân với tổ quốc. Tuy nhiên pháp luật quy định có những trường hợp công dân được miễn nghĩa vụ quân sự do những điều kiện khách quan, trong đó có điều kiện về sức khỏe. Chẳng hạn, khi bị cận thị ở một mức nhất định, người bệnh có thể được miễn nghĩa vụ quân sự.
Câu hỏi:
Tôi vừa học xong đại học, tôi mới được nhận giấy gọi khám sức
khỏe nghĩa vụ quân sự. Tôi bị cận mắt trái 3 độ, mắt phải không bị cận. Vậy tôi
có được miễn đi nghĩa vụ không?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật
Hồng Thái. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ danh mục bệnh miễn đăng ký
nghĩa vụ quân sự được quy định tại Bảng số 3 Phụ lục 1 Thông tư liên tịch số
16/2016/TTLT-BYT-BQ, người mắc một trong những bệnh sau đây thì thuộc diện miễn
đăng ký nghĩa vụ quân sự, không nhận vào quân thường trực: “1.Tâm thần (F20- F29); 2.Động kinh G40; 3.Bệnh
Parkinson G20; 4.Mù một mắt H54.4; 5.Điếc H90; 6.Di chứng do lao xương ,khớp
B90.2; 7.Di chứng do phong B92; 8.Các bệnh lý ác tính (U ác, bệnh máu ác tính);
9.Người nhiễm HIV; 10.Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng”. Như vậy,
mắt bị cận không thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Luật Hồng Thái
Tuy nhiên, khoản 3 Điều 4 Thông tư số:
148/2018/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 20/11/2018 quy định tuyển chọn và gọi công
dân nhập ngũ quy định:
“3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển chọn những
công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số
16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các cơ
quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn
bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ
vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5
diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.”
Theo đó, nếu bạn có sức khỏe loại 3
thì vì đang cận hơn 1,5 ddiop, bạn sẽ không đủ điều kiện để nhập ngũ. Ngược lại,
bạn sẽ đủ tiêu chuẩn để nhập ngũ nếu có sức khỏe loại 1 hoặc loại 2.
Bởi mắt trái của bạn cận 3 điop nên
theo cách chấm điểm đối với chỉ tiêu về mắt (một trong 08 chỉ tiêu trong phiếu
sức khỏe nghĩa vụ quân sự) được hướng dẫn tại Bảng số 2 Phụ lục 1 ban hành kèm
theo Thông tư số 16/2016/TTLT-BYT-BQP, điểm của chỉ tiêu về mắt của bạn là 3. Đồng
thời, theo điểm c, khoản 4 Điều 9 Thông tư số 16/2016/TTLT-BYT-BQP, nếu có ít
nhất 1 chỉ tiêu trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự bị điểm 3 thì sức khỏe của
bạn thuộc loại 3. Như vậy sức khỏe của bạn thuộc loại 3.
Do vậy, mắt trái bị cận 3 điop
(chưa phẫu thuật) không thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự nhưng bạn thuộc
diện chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ. Vì vậy, bạn sẽ được tạm hoãn gọi nhập
ngũ. Chú ý rằng, bạn vẫn phải tham gia kiểm tra, sơ tuyển, khám nghĩa vụ quân sự
theo lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe và chỉ thuộc diện tạm hoãn gọi
nhập ngũ do chưa đủ sức khỏe sau khi có kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.
T.Q
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền khác nhau như thế nào? Giấy ủy quyền và Hợp đồng ủy quyền là hai khái niệm có mối tương quan giống nhau. Tuy nhiên, bản... |
Người bị khuyết tật thần kinh nặng lập di chúc có được coi là hợp pháp không? Di chúc của người khuyết tật thần kinh nặng có được coi là hợp pháp không? Nếu không hợp pháp thì... |
Hứng 231 cái tát, học sinh lớp 6 nhập viện cấp cứu Hàng loạt sự việc liên quan tới hành vi xấu của giáo viên trong thời gian gần đây mà đỉnh điểm là vụ... |