Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định. Sau đây là tổng hợp những vấn đề cơ bản nhất liên quan tới việc thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật hiện hành.vậy những trường hợp đã có lệnh gọi nhập ngũ nhưng nếu không tham gia nhập ngũ thì sẽ bị phạt như thế nào ?
1. Cơ sở pháp lý:
Luật nghĩa vụ quân sự năm
2015
Nghị
định số 120/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.
– Theo Khoản 1 Điều 59 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định
Xử lý vi phạm như sau:”Tổ chức, cá nhân có hành vi trốn tránh, chống đối, cản
trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà
bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”
–
Tiếp theo mức xử phạt được quy định rõ tại Nghị định số 120/2013/NĐ-CP của
Chính phủ như sau:
Điều
5. Vi phạm quy định sơ tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự
“1.
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng
thời gian hoặc địa điểm tập trung sơ tuyển ghi trong giấy gọi sơ tuyển thực
hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
2.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện sơ tuyển nghĩa vụ quân sự theo kế
hoạch của Hội đồng nghĩa vụ quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều
này.”
Điều
6. Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
“1.
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng
thời gian hoặc địa điểm kiểm tra, khám sức khỏe ghi trong giấy gọi kiểm tra,
khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không có lý do chính đáng.
2.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi
phạm sau:
a)
Người khám sức khỏe gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình
nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự;
b)
Đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất khác cho cán bộ, nhân viên y tế để làm sai
lệch kết quả phân loại sức khỏe của người khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân
sự;
c)
Cán bộ, nhân viên y tế cố ý làm sai lệch các yếu tố về sức khỏe của người khám
sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
3.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a)
Buộc thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe theo kế hoạch của Hội đồng nghĩa vụ
quân sự đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
b)
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp mà cán bộ, nhân viên y tế có được đối với hành
vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
c)
Buộc thực hiện lại việc khám sức khỏe đối với người được khám sức khỏe thực
hiện nghĩa vụ quân sự quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này.”
Điều
7. Vi phạm quy định về nhập ngũ
“1.
Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không có mặt
đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có
lý do chính đáng.
2.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành lệnh gọi nhập ngũ đối với hành vi
quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Như vậy, bạn chỉ bị nộp phạt một lần cho một năm trốn nghĩa vụ
quân sự. Tuy nhiên luật cũng quy định trường hợp Đã bị phạt tiền mà còn tái
phạm, đối với công dân vi phạm sẽ bị phạt tù 3 tháng đến 5 năm tùy theo mức độ
vi phạm.Tức là bạn đã bị phat tiền năm 2018mà bạn còn tái phạm sang năm
2019 bạn lại tiếp tục không đi thì bạn sẽ bị xử lý hình sự.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hồng Thái và Đồng Nghiệp về vấn đề của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tổng đài 1900.6248 để được giải đáp và hỗ trợ kịp thời.