Quy định của pháp luật
về hợp đồng miệng
Tại Điều 119, Bộ luật Dân sự 2015, quy định về hình thức hợp
đồng:
“Giao dịch dân sự được
thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Trường hợp luật quy định
giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực,
đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”
Vậy trừ các trường hợp giao dịch dân
sự bắt buộc phải thể hiện bằng văn bản công chứng, chứng thực, đăng ký (hợp đồng
mua bán nhà ở, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản
gắn liền với đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất…) còn những loại hợp
đồng khác thì hai bên có thể tự do lựa chọn hình thức hợp đồng phù hợp và tiện
lợi nhất cho các bên.
Một số giao dịch dân sự không nhất
thiết phải giao kết bằng văn bản, ví dụ như mua bán những vật phẩm nhỏ lẻ, phục
vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày tại chợ, thỏa thuận mua bán bằng miệng giữa người
mua và người bán hàng. Việc lựa chọn hình thức hợp đồng thể hiện bằng lời nói hoặc
hành vi thì vẫn được coi là hợp đồng và vẫn có hiệu lực với các bên như hợp đồng
thể hiện bằng văn bản.
Thời điểm giao kết hợp
đồng miệng
Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời
nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng. Trường hợp hợp
đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm
giao kết hợp đồng được xác định theo thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói
Không có văn bản để ghi nội dung cụ thể về thời gian giao kết
hợp đồng, do đó thời điểm giao kết trong các hợp đồng miệng được xác định là
khi các bên đã hoàn thành việc thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn: Internet)
Rủi ro từ hợp đồng miệng
- Nội dung giao dịch không đầy đủ và chi tiết
Đôi khi việc giao kết hợp đồng miệng
được các bên thỏa thuận một cách nhanh chóng. Các bên chỉ thỏa thuận một số nội
dung chính, mà các bên không lường trước được các tình huống phát sinh có thể xảy
ra khi thực hiện hợp đồng, cũng như việc bồi thường nếu có tranh chấp hay thiệt
hại xảy ra
- Khó xác định được nội dung hợp đồng cụ thể
Hợp đồng miệng chủ yếu dựa vào niềm
tin, chữ tín với nhau, việc giao kết hợp đồng miệng thì thường chỉ có hai bên
và ít khi có người làm chứng, nên khi phát sinh tranh chấp rất khó chứng minh nội
dung đã giao dịch trước đó để yêu cầu tòa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
mình.
Khi ra tòa các bên chỉ nói điều có lợi cho mình, nội dung cốt
lõi là của hợp đồng này là lời nói mà mỗi bên nói mỗi kiểu, ý kiến không trùng
khớp với nhau nên Tòa cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định đâu là nội
dung chính xác của hợp đồng.
- Khi ra tòa không biết đưa ra chứng cứ là gì và chứng minh
như thế nào
Tại Khoản 1, Điều 6, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về cung cấp
chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự: “Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho
Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.”
Rắc rối chính là không có văn bản cụ
thể nên các nội dung thỏa thuận không được ghi lại trong văn bản, việc giao tiền
hoặc hàng hóa của các bên cũng chỉ thực hiện và không có giấy tờ gì lưu lại nên
khi tòa án yêu cầu cung cấp chứng cứ, các đương sự cũng không có giấy tờ gì để
cung cấp. Nếu muốn khởi kiện mà đương sự lại không đưa ra chứng cứ, chứng minh
thì việc khởi kiện không thực hiện được.
Đồng thời thỏa thuận bằng lời nói nên giá trị chứng minh rất
thấp, nếu khởi kiện ra tòa án, cũng sẽ rất khó chứng minh là đã có thỏa thuận
đó cũng như các nội dung của thỏa thuận nếu người bán hàng phủ nhận.
Vì vậy, nếu hợp đồng được thỏa thuận
bằng miệng, trong quá trình thực hiện hợp đồng phải chú ý lưu giữ chứng cứ, cụ
thể các bằng chứng, giấy tờ khác chứng minh có việc mua bán giữa hai bên.
Những lưu ý khi giao kết
hợp đồng miệng
Điều đầu tiên, nên hạn chế tới mức tối
đa các hợp đồng miệng, nên sử dụng hợp đồng văn bản để bảo vệ được chính bản
thân mình tốt hơn. Nhưng nếu bạn sử dụng hợp đồng miệng thì phải lưu ý một số nội
dung sau đây:
Nội dung của việc giao kết, thỏa thuận phải được đầy đủ: Tuy là giao kết hợp đồng miệng nhưng
hai bên cũng nên rõ ràng với nhau về các trường hợp xảy ra, về mức bồi thường
thiệt hại hay một số trường hợp có thể xảy ra khi thực hiện hợp đồng.
Nên có ghi âm, quay phim và người làm chứng khi thỏa thuận nội
dung hợp đồng miệng: Nếu việc thực hiện hợp đồng thuận lợi, hai bên hoàn thành hết các nghĩa vụ
thì không có gì nhưng nếu có tranh chấp phát sinh thì các đoạn phim, đoạn ghi
âm hay người làm chứng sẽ có tác dụng làm chứng cứ, chứng minh khi khởi kiện ra
tòa đòi quyền lợi
Giữ lại các hóa đơn hoặc các giấy tờ có liên quan đến giao dịch:
Tương tự với việc
ghi âm, ghi hình, các giấy tờ trong quá trình giao dịch như thư từ, email, biên
bản giao nhận hàng, biên bản giao nhận tiền sẽ là chứng cứ khi thực hiện khởi kiện
đòi quyền lợi. Khi giao nhận hàng hóa, phải có biên nhận giao nhận hàng, nên
ghi cụ thế đó là loại hàng hóa gì. Khi giao nhận tiền cũng vậy, phải ghi ra
biên nhận đó là tiền gì, hàng gì.
Thiết nghĩ,
khi giao dịch, nên hạn chế tới mức tối đa các hợp đồng miệng để bảo vệ được
chính bản thân mình. Với loại hợp đồng này, càng cẩn trọng càng tốt.