Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của người đồng phạm Gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn, mức phạt như thế nào? 1. Đồng phạm là gì? Theo Khoản 1 Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015: "Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện tội phạm" Dấu hiệu khách quan của đồng phạm - Số lượng người phạm tội: từ 2 người trở lên, có năng lực chịu trách nhiệm hình sự - Hoạt động chung của các đồng phạm: cùng thực hiện tội phạm nghĩa là các hành vi được thực hiện trong mối liên hệ thống nhất với nhau. Hành vi của mỗi người là điều kiện hỗ trợ cho hoạt động chung - Các kiểu mối liên hệ giữa các hành vi của đồng phạm: Hành vi của các đồng phạm đều với vai trò người thực hành - Hậu quả chung: hậu quả chung của vụ đồng phạm là kết quả của hoạt động chung của các đồng phạm - Mối quan hệ nhân quả: Trong đồng phạm giản đơn, mối quan hệ nhân quả sẽ trực tiếp nhìn thấy. Trong đồng phạm phức tạp: hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp gây hậu quả nguy hiểm. Hành vi của các đồng phạm khác thông qua hành vi của người thực hành mà gây nguy hiểm cho xã hội Dấu hiệu chủ quan của đồng phạm Thể hiện ở chỗ cùng cố ý thực hiện. Họ nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhận thức mình đang hoạt động chung với người khác và hành vi của họ cũng nguy hiểm cho xã hội. Họ thấy trước được hậu quả nguy hiểm do hành vi của mình cũng như hoạt động chung gây ra. Nhưng mong muốn hoạt động chung hoặc mong muốn và cùng có ý thức để mặc hậu quả xảy ra 2. Các loại người đồng phạm - Người thực hành: là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Những người này tự mình thực hiện hành vi khách quan; thực hiện tội phạm thông qua việc tác động đến người khác để họ thực hiện hành vi khách quan, khi người thực hiện hành vi thuộc một trong các trường hợp: Không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đạt tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Không có lỗi hoặc là lỗi vô ý; Được loại trừ trách nhiệm hình sự do bị cưỡng bức tinh thần. Người thực hành giữ vai trò trung tâm trong vụ án (liên quan đến việc định tội danh, giai đoạn thực hiện tội phạm, đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. - Người tổ chức (người có hành vi nguy hiểm nhất): là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người chủ mưu là người đề ra những âm mưu, phương hướng thực hiện của nhóm đồng phạm. Người cầm đầu là người thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia vào việc soạn thảo kế hoạch, phân công, điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm. Người chỉ huy là người điều khiển trực tiếp của nhóm có vũ trang hoặc bán vũ trang - Người xúi giục: là người kích động, dụ dỗ , thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm. Bản chất của xúi giục là tác động đến tư tưởng và ý chí của người khác, khiến họ phạm tội. Đặc điểm của người xúi giục: Hành vi xúi giục phải trực tiếp nghĩa là nhằm vào một số người nhất định nhằm đưa đến việc phạm tội; Hành vi xúi giục phải cụ thể nghĩa là phải nhằm gây ra việc thực hiện một tội phạm nhất định; Có lỗi cố ý. Mức độ nghiêm trọng của hành vi xúi giục tuỳ thuộc vào: Bản chất của người xúi giục và người bị xúi giục; Mối quan hệ giữa họ; Thủ đoạn tác động - Người giúp sức: là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm. Tạo điều kiện tinh thần ở đây nghĩa là cung cấp những gì không mang tính vật chất nhưng cũng có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho người thực hành thực hiện tội phạm (giúp sức về tinh thần). Tạo những điều kiện vật chất là cung cấp công cụ, phương tiện hoặc khắc phục trở ngại tạo điều kiện cho người thực hành thực hiện tội phạm (giúp sức về vật chất). Đây là nhóm người ít nguy hiểm nhất trong các loại đồng phạm. 
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn Internet) 3. Các hình thức đồng phạm Hình thức đồng phạm - phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Sự câu kết chặt chẽ được hiểu: Về phương diện khách quan có sự phân hoá vai trò giữa các đồng phạm, phân công nhiệm vụ tương đối rõ rệt, các đồng phạm đã có sự thống nhất phương án phối hợp trong khi thực hiện tội phạm; Về phương diện chủ quan, ý thức liên kết với nhau, hỗ trợ cho nhau trong việc thực hiện tội phạm - Phân loại theo dấu hiệu khách quan: + Đồng phạm giản đơn: những người tham gia vào vụ phạm tội đều có vai trò là người thực hành + Đồng phạm phức tạp: một hoặc một số người tham gia giữ vai trò người thực hành, còn những người đồng phạm khác giữ vai trò tổ chức, xúi giục, hay giúp sức - Phân loại theo dấu hiệu chủ quan: + Đồng phạm không có thông mưu trước: không có sự thỏa thuận, bàn bạc với nhau trước giữa những người đồng phạm hoặc là có thỏa thuận nhưng không đáng kể + Đồng phạm có thông mưu trước: những người đồng phạm đã có sự thỏa thuận, bàn bạc trước với nhau về tội phạm cùng thực hiện 4. Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm Một số vấn đề liên quan đến xác định tội phạm trong đồng phạm Chủ thể đặc biệt: là những chủ thể thường, ngoài ra họ có (những) dấu hiệu đặc biệt (chức vụ, quyền hạn; nghề nghiệp, công việc; nghĩa vụ; tuổi; giới tính;...) Xác định giai đoạn thực hiện tội phạm trong đồng phạm: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, phạm tội hoàn thành Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm. Nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố của một tội khác thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này Các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm Chịu trách nhiệm chung về toàn bộ tội phạm: tất cả các đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về cùng tội danh, theo cùng điều luật và trong phạm vi những chế tài tương ứng mà điều luật đó quy định. Các nguyên tắc chung về việc truy cứu trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt, thời hiệu được áp dụng chung cho tất cả các đồng phạm Chịu trách nhiệm độc lập: Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành. Hành vi của người tổ chức, xúi giục, giúp sức dù chưa đưa đến việc thực hiện tội phạm vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của đồng phạm nào chỉ áp dụng cho người đó. Việc miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt đối với đồng phạm này không loại trừ trách nhiệm hình sự của các đồng phạm khác. Hành vi của người tổ chức, xúi dục, giúp sức dù chưa đưa đến việc thực hiện tội phạm vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự 5. Những hành vi liên quan đến tội phạm cấu thành tội độc lập Che dấu tội phạm (Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015): "Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định" Không tố giác tội phạm (Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015): "Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này" Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số: 1900.6248
|