Để đưa vụ
việc ra trọng tài, hai bên cần tự nguyện thỏa thuận với nhau sẽ sử dụng phương
thức này. Bản thỏa thuận có thể được thực hiện trước khi tranh chấp xảy ra (ví
dụ như qua hợp đồng làm ăn trước đó, điều ước quốc tế giữa các nước sở tại của
các bên liên quan) và cả sau đó.
Có nhiều
trung tâm trọng tài trên thế giới, ví dụ: Tòa án trọng tài quốc tế của Phòng
thương mại quốc tế (ICC), Tòa án trọng tài quốc tế London (LCIA), Trung tâm
quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư (ICSID) và Trung tâm quốc tế về giải
quyết tranh chấp (ICDR).
Mỗi trung tâm
trọng tài đều có bộ quy tắc riêng nhưng đều có thể hỗ trợ các bên tranh chấp
thành lập hội đồng trọng tài dựa trên Quy tắc về trọng tài của Ủy ban Liên hợp
quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL). Đây là bộ quy tắc toàn diện, được sử
dụng rộng rãi trong quá trình giải quyết tranh chấp quốc tế.
.jpg)
Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248
Tố
tụng trọng tài thường có một số ưu điểm so với tố tụng tòa án như sau:
- Chi phí:
Thông thường, tố tụng trọng tài có chi phí thấp hơn so với tòa án, trừ một số
trường hợp mà vấn đề tranh chấp rất phức tạp, quá trình tố tụng phải kéo dài.
- Tốc độ: Tố
tụng trọng tài thường tuân theo lịch trình cụ thể và chi tiết hơn trong quá
trình giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, trọng tài viên thường không phải xử lý số
lượng lớn vụ việc như thẩm phán nên có thể đưa ra phán quyết nhanh hơn.
- Công bằng:
Hội đồng trọng tài thường được các bên cùng thỏa thuận và lựa chọn, hoặc thông
qua dịch vụ trọng tài bên thứ ba, hoặc thông qua các cách khác mà các bên đồng
ý. Như vậy, không bên nào có toàn quyền quyết định người phân xử.
- Tính chung
thẩm: Trong hầu hết các trường hợp, phán quyết của trọng tài thường rất khó để
bị xét lại, khác với việc phúc thẩm nhiều cấp của tòa án. Một khi đã có kết quả
giải quyết tranh chấp, phán quyết ấy thường sẽ có tính chung thẩm và có hiệu
lực ràng buộc ngay lập tức.
- Quy trình
đơn giản hóa: Khởi kiện ở tòa án có thể bao gồm nhiều giấy tờ, nhiều phiên điều
trần, lệnh triệu tập, và các thủ tục tương tự. Nhưng tố tụng trọng tài có thể
giảm thiểu một số hoặc nhiều thủ tục tố tụng tốn kém về thời gian và tiền bạc.
- Bảo mật: Tố
tụng trọng tài không được tổ chức công khai như tố tụng tòa án. Bản ghi chép
diễn biến phiên làm việc cũng không được coi là tài liệu công khai nên các bên
tham gia sẽ được bảo đảm bí mật, đặc biệt là trong các vụ việc liên quan bí mật
kinh doanh.
Tính bảo mật
là yếu tố được nhấn mạnh trong tố tụng trọng tài và cũng là một trong những lý
do các bên tranh chấp lựa chọn phương thức này. Ví dụ khoản 4, điều 4 Luật
Trọng tài thương mại 2010 của Việt Nam quy định một trong những nguyên tắc giải
quyết tranh chấp bằng trọng tài là "tiến hành không công khai, trừ khi các
bên có thỏa thuận khác". Hoặc điều 34 của Bộ quy tắc trọng tài của
UNCITRAL phiên bản 2010 hoặc 2013 quy định: "Phán quyết của trọng tài chỉ
được công khai nếu có sự nhất trí của các bên tham gia".
Tuy nhiên,
hình thức trọng tài cũng có một số nhược điểm. Với bên thua cuộc, phán quyết
của hội đồng trọng tài thường rất khó để bị lật ngược, trừ phi chứng minh được
trọng tài viên có ác ý hoặc thiên vị. Thông tin về phiên làm việc của hội đồng
trọng tài không được công khai nên nhiều người cho rằng điều này có thể che
giấu sự thiên vị. Chi phí trọng tài cũng có xu hướng ngày càng đắt đỏ. Hơn nữa,
nếu một bên cố ý không tuân theo phán quyết, bên còn lại sẽ phải nhờ tới sự can
thiệp của cơ quan thi hành án của nhà nước vì hội đồng trọng tài không có thẩm
quyền cưỡng chế thi hành.
Quốc
Đạt (Theo
Findlaw, International Arbitration Law)
Theo Vnexpress
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
K.L
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Giấy khám sức khỏe có thời hạn bao lâu? Giấy khám sức khỏe là tài liệu quan trọng, “có mặt” trong hầu hết hồ sơ đăng ký học, hồ sơ xin việc... |
Đã trúng tuyển nhưng muốn tạm hoãn nghĩa vụ quân sự phải làm sao? Công dân đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự thì bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ nhập ngũ. Nếu muốn xin... |
Quy định mới về mức lãi suất khi chơi họ, hụi, biêu, phường từ 05/04/2019 Việc tổ chức họ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ... |
Những trợ cấp, quyền lợi bạn sẽ được nhận khi nhập ngũ Nhập ngũ là nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam đủ điều kiện để tham gia, thể hiện trách nhiệm của... |