Hotline: 098.203.3335
TRANH TỤNG - TỐ TỤNG HÌNH SỰ - DÂN SỰ - HÀNH CHÍNH - ĐẤT ĐAI - HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP


Trụ sở chính:
Trụ sở chính: 38LK9, Tổng cục V, Bộ Công an, Tân Triều, Hà Nội

098 203 3335 (24/7)
luathongthai@gmail.com

Phân biệt cầm cố và thế chấp

(Số lần đọc 1552)
Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu của cá nhân, tổ chức trong các hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh ngày càng lớn. Để đảm bảo được việc kinh doanh có lãi thì cần một số vốn nhất định, phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Không phải ngay từ đầu hay trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh các cá nhân, tổ chức đều có đủ số vốn để thực hiện công việc của mình do đó nên nhu cầu vay vốn ngày càng lớn. Vậy thế chấp và cầm cố tài sản đều là một trong các hình thức nhận tài sản đảm bảo để vay vốn thì có những điểm khác biệt như thế nào

     Thứ nhất, về khái niệm:

            – Theo quy định tại Điều 317 Bộ luật dân sự 2015 thì hoạt động thế chấp tài sản việc vay nợ giữa hai bên mà một bên (mà ta gọi là bên thế chấp) sử dụng khối tài sản mà mình đang có quyền sở hữu đem đi bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán nhưng mình vẫn trực tiếp quản lý và sẽ không giao khối tài sản này cho bên cho vay (mà ta gọi là bên nhận thế chấp).

            – Theo quy định tại Điều 309 Bộ luật dân sự 2015 thì việc cầm cố tài sản ở đây được hiểu đó là việc một bên (mà ta gọi là bên cầm cố) thực hiện việc giao tài sản mà mình đang có quyền sở hữu cho bên kia (mà ta gọi là bên nhận cầm cố) nhằm mục đích đảm bảo trong việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

            Như vậy, ngay từ khái niệm này ta thấy thế chấp là việc bên thế chấp chỉ giao các giấy tờ pháp lý chứng minh về quyền sở hữu đối với khối tài sản đem đi thế chấp cho bên nhận thế chấp mà không chuyển giao khối tài sản cho bên nhận thế chấp giữ. Còn cầm cố được hiểu là bên cầm cố đem khối tài sản thuộc quyền sở hữu của mình chuyển giao cho bên nhận cầm cố.

            Thứ hai, về đối tượng:

            – Đối tượng của hình thức thế chấp có thể là bất động sản, động sản hay tài sản hình thành trong tương lai, tài sản đang cho thuê, cũng như các hoa lợi, lợi tức thu được từ việc cho thuê tài sản trong trường hợp các bên có thỏa thuận và pháp luật có quy định. Lưu ý nếu tài sản đem đi thế chấp mà có bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm đó cũng có thể đem ra thế chấp. Đối với tài sản thế chấp có bảo hiểm:

            Nếu tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp có trách nhiệm thông báo về việc tài sản có bảo hiểm đó được bên thế chấp đem đi thế chấp cho tổ chức bảo hiểm biết. Tổ chức bảo hiểm thực hiện việc chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp đến cho bên nhận thế chấp.

            Nếu trong trường hợp mà bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc đó là tài sản bảo hiểm ở đây đang diễn ra việc đó là được bên thế chấp đem đi thế chấp thì tổ chức bảo hiểm vẫn tiến hành thực hiện việc chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Sau đó, bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán khoản tiền bảo hiểm cho bên nhận thế chấp.

            – Khác hoàn toàn với thế chấp, cầm cố được hiểu là việc đưa, giao khối tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để đảm bảo về khoản tiền vay nên đối tượng của cầm cố ở đây được xác định thường là động sản, hay các các giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu…

            Thứ ba, về hiệu lực đối kháng với người thứ ba:

061216111938 (1).jpg

tư vấn pháp luật 1900.6248

            – Việc thế chấp tài sản phát sinh có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được xác định bắt đầu kể từ thời điểm ký vào hợp đồng thế chấp tài sản.

            – Còn cầm cố tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba được tính bắt đầu kể từ thời điểm bên cầm cố chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố và bên nhận cầm cố nắm giữ khối tài sản đó. Trừ trường hợp tài sản cầm cố là bất động sản thì ở đây hiệu lực đối kháng với người thứ ba được tính như đối với việc thế chấp tài sản đó là tính từ thời điểm đăng ký cầm cố.

            Thứ tư, về nghĩa vụ của bên thế chấp, bên cầm cố:

            – Đối với nghĩa vụ của bên thế chấp thì: bên thế chấp phải thực hiện công việc đó là giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Bên thế chấp có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp. Nếu trong quá trình bảo quản, giữ gìn hay sử dụng khai thác tài sản thế chấp mà giá trị tài sản đó có dấu hiệu bị giảm sút hoặc mất giá trị thì phải áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để khắc phục kịp thời, kể cả ở đây phải áp dụng biện pháp đó là tạm ngừng hay ngừng việc khai thác công dụng khối tài sản thế chấp đó. Trường hợp tài sản đang trong thời gian đem đi thế chấp mà bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên nhận thế chấp sẽ cho phép bên thế chấp tiến hành việc sửa chữa hoặc nếu phải thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương ứng với tài sản thế chấp, trừ trường hợp có sự thỏa thuận khác về trường hợp này giữa hai bên. Phải cung cấp chính xác về thực trạng hiện tại của tài sản đem đi thế chấp cho bên nhận thế chấp. Bên thế chấp có nghĩa vụ giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp khi thuộc vào một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định cụ thể tại Điều 299 của Bộ luật dân sự 2015. Nếu việc thế chấp có liên quan đến người thứ ba thì bên thế chấp có trách nhiệm đó là thông báo ngay cho bên thứ ba được biết về các quyền của họ đối với tài sản thế chấp (nếu có), trường hợp nếu bên thế chấp không tiến hành việc thực hiện việc thông báo đúng theo quy định thì bên nhận thế chấp ở đây có quyền hủy bỏ hợp đồng thế chấp đó đồng thời có quyền yêu cầu bên thế chấp bồi thường thiệt hại hoặc tiếp tục cho duy trì hợp đồng thế chấp và chấp nhận quyền của người thứ ba trong khối tài sản thế chấp đó. Khi tài sản đang ở trạng thái thế chấp thì bên thế chấp không được thực hiện các việc như bán, thay thế, trao đổi hay tặng cho tài sản đã đem đi thế chấp trừ các trường hợp quy định tại Khoản 4 và Khoản 5, Điều 321, Bộ luật dân sự 2015.

            – Còn đối với nghĩa vụ của bên cầm cố thì: giao tài sản đem cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận ban đầu giữa hai bên. Trường hợp việc cầm cố tài sản có liên quan đến người thứ ba thì phải báo cho bên nhận cầm cố biết về quyền của người thứ ba. Nếu bên cầm cố không thực hiện việc thông báo đến cho bên nhận cầm cố được biết về việc này thì bên nhận cầm cố hoàn toàn có quyền đơn phương hủy bỏ hợp đồng cầm cố tài sản và kèm theo đó là buộc bồi thường thiệt hại hoặc có thể cho tiếp tục duy trì hợp đồng và cho phép về quyền của người thứ ba trong khối tài sản cầm cố đó. Khi giao tài sản cho bên nhận cầm cố thì bên cầm cố sẽ phải thực hiện việc thanh toán cho bên nhận cầm cố một số tiền chi phí hợp lý cho việc bảo quản tài sản cầm cố trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

            Thứ năm, về nghĩa vụ của bên nhận thế chấp , nhận cầm cố:

26d5bf8a1b77fa29a366.jpg

tư vấn pháp luật 1900.6248

            – Về nghĩa vụ của bên nhận thế chấp: trả lại các giấy tờ mà bên thế chấp đã đưa khi ký kết sau khi chấp dứt, thực hiện xong việc thế chấp tài sản giữa hai bên đối với trường hợp các bên có thỏa thuận đó là việc bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp. Khi bên thế chấp không thể đảm bảo được việc thanh toán đúng trong hợp đồng thế chấp đã thỏa thuận thì bên nhận thế chấp có trách nhiệm thực hiện thủ tục xử lý tài sản theo đúng quy định pháp luật.

            – Còn về nghĩa vụ của bên nhận cầm cố: có trách nhiệm bảo quản khối tài sản mà bên cầm cố giao cho, nếu trong quá trình bảo quản mà làm mất,  hư hỏng hoặc thất lạc mất tài sản cầm cố thì đương nhiên phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố. Nếu không có thỏa thuận về việc được hưởng các hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản cầm cố, hay cho mượn, cho thuê, cũng như tự ý khai thác công dụng của tài sản cầm cố đó thì không được thực hiện, hay hưởng lợi từ khối tài sản cầm cố. Bên nhận cầm cố cũng không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác không liên quan đến việc cầm cố tài sản của bên cầm cố. Khi bên cầm cố đã hoàn trả lại tiền, thực hiện xong việc cầm cố tài sản hoặc đã đưa ra được biện pháp bảo đảm khác thay thế thì bên nhận cầm cố có nghĩa vụ trả lại tài sản cầm cố và các giấy tờ liên quan cho bên cầm cố theo đúng quy định.

            Thứ sáu, quyền của bên thế chấp, bên cầm cố:

            – Về quyền của bên nhận thế chấp: được khai thác công dụng, cũng như hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Được quyền đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp. Khi tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đó đang được người thứ ba nắm giữ thì nhận lại tài sản từ người thứ ba mà nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc đã được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác. Nếu tài sản đem đi thế chấp ở đây là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, hay kinh doanh của bên thế chấp thì bên thế chấp được phép bán, trao đổi hay thay thế đối với khối tài sản đó và việc này bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu đối với bên mua thực hiện thanh toán tiền, và số tiền thu được từ việc bán, hay tài sản được hình thành từ số tiền thu được, tài sản khác được thay thế hoặc trao đổi trở thành tài sản thế chấp. Nếu tài sản đem đi thế chấp được xác định ở đây là kho hàng thì bên thế chấp có thể thay thể hàng hóa có trong kho, nhưng việc thay đổi đó phải đảm bảo vẫn giữ nguyên giá trị của hàng hóa như đã thỏa thuận. Nếu được bên nhận thế chấp đồng ý cho phép về việc này thì bên thế chấp có thể thực hiện việc bán, cho tặng hay trao đổi tài sản thế chấp mà không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong quá trình thế chấp tài sản thì bên thế chấp được quyền thực hiện việc cho thuê, hay cho mượn tài sản thế chấp nhưng cần lưu ý là phải thông báo cho bên thuê, bên mượn được biết về việc tài sản đó đang được đem đi thế chấp đồng thời thực hiện việc thông báo cho bên nhận thế chấp được biết về việc này.

            – Còn về quyền của bên cầm cố: khi có căn cứ được quy định tại Khoản 3, Điều 314, Bộ luật dân sự 2015 thì bên cầm cố được quyền yêu cầu bên nhận cầm cố phải thực hiện chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố đó nếu do việc sử dụng dẫn đến việc tài sản cầm cố có nguy cơ bị giảm sút hay mất giá trị. Khi nghĩa vụ đã được bảo đảm bằng hình thức cầm cố chấm dứt thì có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố. Nếu trong quá trình bảo quản tài sản cầm cố mà có thiệt hại xảy ra thì yêu cầu bên nhận cầm cố phải bồi thường thiệt hại. Nếu được bên nhận cầm cố đồng ý thì bên cầm cố được bán, thay thế, trao đổi hay tặng cho tài sản cầm cố.

            Thứ bảy, về quyền của bên nhận thế chấp, bên nhận cầm cố:

            – Về quyền của bên nhận thế chấp đó là: thực hiện các việc như xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp nhưng bên cạnh việc xem xét, kiểm tra trực tiếp đó phải đảm bảo việc rằng là không gây khó khăn hay cản trở cho việc sử dụng, khai thác cũng như hình thành đối với khối tài sản đem đi thế chấp đó. Có quyền yêu cầu đối với bên thế chấp về việc phải cung cấp thông tin thực trạng hiện tại của tài sản thế chấp. Khi xét thấy có nguy cơ có thể làm mất giá trị hoặc giảm sút phần nào giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng của bên thế chấp gây ra thì yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn khối tài sản đó. Khi rơi vào trường hợp có người thứ ba đang nắm giữ tài sản hoặc bên thế chấp nắm giữ tài sản và bên thế chấp không tiến hành thực hiện hoặc thực hiện không đúng đối với nghĩa vụ của họ thì bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu người thứ ba hoặc bên thế chấp giao tài sản cho mình. Bên nhận thế chấp được quyền giữ đối với các giấy tờ liên quan trực tiếp đến khối tài sản thế chấp trong trường hợp mà các bên có thỏa thuận. Khi xét thấy có một trong các căn cứ quy định tại Điều 299 Bộ luật dân sự 2015 thì có quyền xử lý tài sản thế chấp.

            – Còn về quyền của bên nhận cầm cố: nếu có việc sử dụng trái phép hay chiếm hữu tài sản cầm cố thì yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái phép đó trả lại tài sản. Có quyền xử lý tài sản cầm cố đúng theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Trường hợp có thỏa thuận về việc được hưởng đối với các khoản hoa lợi, lợi tức phát sinh, hình thành từ tài sản cầm cố, hay khai thác các công dụng của tài sản cầm cố tạo ra cũng như việc cho thuê, cho mượn thì bên nhận cầm cố được hưởng các quyền lợi này. Khi thực hiện việc bảo quản tài sản cầm cố thì khi trả lại tài sản bên nhận cầm cố sẽ được thanh toán chi phí từ bên cầm cố.

            Thứ tám, về thời gian chấm dứt việc thế chấp, cầm cố:

            – Thế chấp tài sản được chấm dứt trong các trường hợp cụ thể đó là: Tài sản đem đi thế chấp đã được xử lý; hai bên đã có thỏa thuận về thời gian chấm dứt; việc sử dụng tài sản đó để thế chấp đã được hủy bỏ hoặc thay thế bằng một biện pháp bảo đảm khác.

            – Còn cầm cố tài sản được chấm dứt trong trường hợp cụ thể đó là: nghĩa vụ thanh toán được đảm bảo bằng việc cầm cố tài sản chấm dứt; tài sản cầm cố đó đã được xử lý; việc cầm cố tài sản bị hủy bỏ hoặc đã được áp dụng thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác; hai bên đã có thỏa thuận về thời gian chấm dứt.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số: 1900.6248

 26d5bf8a1b77fa29a366.jpg 

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP 

TRÂN TRỌNG!

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com

Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).

thanhchung

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn  của chúng tôi:

Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248 

- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248 

Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248

Trân trọng cảm ơn!

Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan: 

Giấy khám sức khỏe có thời hạn bao lâu? 
Giấy khám sức khỏe là tài liệu quan trọng, “có mặt” trong hầu hết hồ sơ đăng ký học, hồ sơ xin việc...
Đã trúng tuyển nhưng muốn tạm hoãn nghĩa vụ quân sự phải làm sao? 
Công dân đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự thì bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ nhập ngũ. Nếu muốn xin...
Quy định mới về mức lãi suất khi chơi họ, hụi, biêu, phường từ 05/04/2019 
Việc tổ chức họ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ...

TAGs:Phân biệt cầm cố và thế chấp thế chấp cầm cố sự khác nhau tư vấn pháp luật 1900.6248

Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn

Có thể bạn quan tâm?

Cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung
Các biện pháp bảo đảm thi hành án
Tạm đình chỉ thi hành án
Nghĩa vụ của Bên cung ứng dịch vụ
Công ty Luật Hồng Thái là một đơn vị hàng đầu trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự.
Quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin thi hành án
Công ty Luật Hồng Thái là một đơn vị Luật hàng đầu trong lĩnh vực thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án và xử lý thi hành án hiệu quả.
Thủ tục tố tụng dân sự được tòa án cấp sơ thẩm áp dụng trong trường hợp đương đương sự chết mà quyền và nghĩa vụ của họ được thừa kế.
trả lại đơn khởi kiện
Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ lý vụ án dân sự
Trách nhiệm bồi thường của người giám hộ
Người có quyền kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự
Đối tượng kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bao gồm: - Bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. - Quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Toàn án sơ thẩm chưa có hiệu lực. Vậy ai là người có quyền kháng cáo, kháng nghị.
 
Tin nhiều người quan tâm
Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được hưởng quyền và nghĩa vụ gì?
Hợp tác xã là gì? Liên hiệp hợp tác xã là gì? Quyền và nghĩa vụ của Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác...
 
Làm thẻ căn cước có phải về quê không ?
Thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước...
 
Tài sản đứng tên một người, có phải là tài sản chung của vợ chồng
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản...
 
Trăn trở của bao cặp vợ chồng: Có nên ly hôn khi không còn tình cảm?
 
Nguyên nhân, thực trạng ly hôn hiện nay và đưa ra giải pháp hạn chế thực trạng này.
Hôn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội mà trong đó kết hợp hài hòa lợi ích...
 

Thư viện video

Dành cho đối tác

Giới thiệu

Về chúng tôi

Công ty luật Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp – Nơi các luật sư, chuyên gia tư vấn có trình độ cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thuế – kế toán, sở hữu trí tuệ, tố tụng, lao động, đất đai…đảm nhiệm.

Kinh tế đang phát triển, xã hội có sự phân công lao động rõ ràng. Và chúng tôi hiện diện trong cộng đồng doanh nghiệp để đồng hành, chia sẻ, gánh vác và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Chi tiết→

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CỦA CHÚNG TÔI

luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Tiến Sĩ, Luật Sư Nguyễn Hồng Thái
Tiến sĩ - Luật sư tranh tụng hình sự, dân sự

Luật Sư Trần Anh Minh
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự 


Luật Sư Nguyễn Văn Diên
Tư vấn pháp luật đất đai

Luật Sư Nguyễn Thị Tình
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự

Thạc Sĩ, Luật Sư Nguyễn Thị Hồng Liên
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Luật sư Phạm Thị Vân

Luật sư đất đai, doanh nghiệp, lao động


Luật Sư. Lê Ngọc Trung
Luật Sư: Tranh Tụng Doanh Nghiệp

Copyright © 2014-2018 All Rights Reserved - luathongthai.com
Design by and support ThanhNam Software