Đa phần mọi người đều chỉ biết bản sao chứng thực từ bản chính mà không để ý một loại bản sao nữa là bản sao từ sổ gốc. Vậy giá trị pháp lý của 2 loại bản sao này như thế nào?
Bài viết liên quan:
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số:1900.6248
Bản sao chứng thực từ bản
chính
Theo khoản 2 Điều 2 Nghị định
23/2015/NĐ-CP, bản sao y được hiểu là bản sao do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao đúng với bản chính.
Giấy tờ, văn bản được dùng làm cơ sở
để chứng thực bản sao từ bản chính gồm:
1- Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ
quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
2- Bản chính giấy tờ, văn bản do cá
nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Giá trị pháp lý của bản sao được chứng
thực từ bản chính: Được sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng
thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (theo khoản
2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP).
Như vậy, bản sao chứng thực từ bản
chính được dùng để đối chiếu thay cho bản chính trong các giao dịch. Không có
quy định giới hạn về chủ thể có quyền yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính.
Tư vấn pháp luật miễn phí 1900.6248 (Nguồn: Internet)
Bản sao từ sổ gốc
Bản sao từ sổ gốc là bản sao do cơ
quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp. Bản sao từ sổ gốc
có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc (khoản 1 Điều 2 Nghị
định 23/2015/NĐ-CP).
Theo đó, bản sao được cấp từ sổ gốc
có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác. Nói cách khác, bản sao từ sổ gốc được dùng như bản
chính.
Lưu ý, chỉ có 03 nhóm chủ thể sau mới
có quyền yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc
1- Cá nhân, tổ chức được cấp bản
chính;
2- Người đại diện theo pháp luật, người
đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính;
3- Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị,
em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người
đó đã chết.
Chứng thực bản sao từ bản chính ít phức
tạp hơn so với việc cấp bản sao từ sổ gốc. Người chứng thực bản sao từ bản
chính chỉ cần xuất trình bản chính giấy tờ và bản photo bản chính là có thể chứng
thực được.
Còn cấp bản sao từ sổ gốc thì đòi hỏi
phải có sổ gốc thì mới cấp bản sao được (có những trường hợp không còn lưu trữ
được sổ gốc hoặc sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao).
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài, gọi số:1900.6248
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Vân
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Thỏa thuận chia tài sản chung vợ chồng phải công chứng?' ( 06:09 | 08/05/2019 ) Vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Vậy... |
Hợp đồng mua bán xe có phải công chứng, chứng thực không?' ( 05:43 | 25/04/2019 ) Công chứng, chứng thực là một biện pháp bảo đảm về mặt hình thức, nội dung cho các giao dịch dân sự.... |
Giấy tờ “giả mạo” được công chứng, trách nhiệm thuộc về ai?' ( 01:01 | 24/04/2019 ) Đối với một số loại hợp đồng/giấy tờ nhất định, pháp luật quy định để có tính hiệu lực (đảm bảo giá... |
Thủ tục công chứng, chứng thực' ( 06:22 | 20/03/2019 ) Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận cho các giao dịch dân sự. Đảm bảo tính chính xác, hợp... |