Nhiều trường hợp do tin tưởng bạn bè, anh em nên khi người đó mượn tài sản và tiền nên không làm hợp đồng bằng văn bản, chỉ có file ghi âm cuộc điện thoại khi 2 bên thống nhất với nhau thời gian trả và phương thức trả. Tuy nhiên sau khi vay người đó không trả và có ý lẩn tránh. Vậy trong trường hợp này để đòi lại được tiền và tài sản phải làm thế nào.
1. Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật Dân sự 2015;
- Bộ luật tố tụng Dân sự 2015.
2. Vay mượn tài sản nhưng không trả lại.
Mặc dù không ký
kết bất kỳ hợp đồng nào nhưng giữa bên cho vay và bên vay đã có giao kết hợp
đồng vay/mượn tài sản (vì Bộ luật Dân sự 2015 không quy định hợp đồng vay tài sản
cũng như hợp đồng mượn tài sản phải tuân thủ bất kỳ hình thức nào nên các bên
có thể giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể -khoản 1
Điều 118 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự). Về nghĩa vụ
trả nợ thì bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ/trả lại tài sản
của bạn theo sự thỏa thuận giữa các bên.
“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì
phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại
đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể
trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và
thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư
trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi
mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có
quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468
của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi
đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như
sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi
suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2
Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa
trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác."
Vay tiền nhưng không trả lại
Trong trường hợp người vay tài sản mà không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự. người cho vay có quyền yêu cầu người đó thực hiện nghĩa vụ,
nếu cố tình không thực hiện thì bên cho vay hoàn toàn có quyền gửi đơn khởi
kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết theo quy định của
pháp luật. Đơn khởi kiện có thể nộp trực tiếp tại Toà án hoặc gửi đến Toà án
qua bưu điện. Trong đơn, bạn phải nêu rõ nội dung chính theo quy định tại Điều
189 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015,
"Điều 189. Hình thức, nội dung đơn khởi
kiện
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân
khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.
2. Việc làm đơn khởi kiện của
cá nhân được thực hiện như sau:
a) Cá nhân có đầy đủ năng lực
hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi
kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải
ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải
ký tên hoặc điểm chỉ;
b) Cá nhân là người chưa thành
niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người
khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi
kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp
của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc
điểm chỉ;
c) Cá nhân thuộc trường hợp quy
định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật
nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên
hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người
có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào
đơn khởi kiện.
3. Cơ quan, tổ chức là người
khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình
hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người
khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của
người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại
diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức
đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo
quy định của Luật doanh nghiệp.
4. Đơn khởi kiện phải có các
nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn
khởi kiện;
b) Tên Tòa án nhận đơn khởi
kiện;
c) Tên, nơi cư trú, làm việc
của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ
chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp các bên thỏa thuận
địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
d) Tên, nơi cư trú, làm việc
của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền
và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư
điện tử (nếu có);
đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân
hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa
chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở
của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở
cuối cùng của người bị kiện;
e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
Trường hợp không rõ nơi cư trú,
làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa
chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan;
g) Quyền, lợi ích hợp pháp của
người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối
với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người
làm chứng (nếu có);
i) Danh mục tài liệu, chứng cứ
kèm theo đơn khởi kiện.
5. Kèm theo đơn khởi kiện phải
có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị
xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy
đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ
hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu
cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án."
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Hưng.
|
Vi phạm bán hàng đa cấp sẽ bị xử phạt như thế nào? Bán hàng đa cấp - liệu có bị xử phạt theo pháp luật? |
Trách nhiệm bồi thường dân sự của người gây ra tai nạn giao thông? Tôi lái xe thuê cho một công ty. Trong một lần chở hàng tôi có gây tai nạn làm chết 01 người và 01... |