Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015, đại diện
là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và
vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại
diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Người
đại diện theo Ủy quyền phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân
sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện. Một số Hợp đồng ủy quyền
hay Giấy ủy quyền phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.
Các
điều kiện đại diện theo ủy quyền:
Các trường hợp đại diện theo ủy quyền được quy định tại
Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có
thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch
dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp
nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác
không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện
theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của
các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp
nhân.
tư vấn pháp luật 1900.6248
Tính
pháp lý của hành vi đại diện theo ủy quyền:
Người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện giao
dịch dân sự với người thứ ba phải phù hợp với phạm vi đại diện. Việc xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại
diện.
Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực
hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật biết hoặc phải
biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng
ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối
với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết
về việc này mà không phản đối.
Hiệu
lực của hợp đồng hoặc giấy ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền hoặc Giấy ủy quyền mà hai bên ký kết
với nhau sẽ chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp dưới đây:
Theo thỏa thuận
Thời hạn ủy quyền đã hết
Công việc được ủy quyền đã hoàn thành
Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm
dứt thực hiện việc ủy quyền
Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết;
người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại
Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại Khoản
3 Điều 134 của Bộ luật Dân sự 2015.
Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện
được
Phạm
vi đại diện
Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá
nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình
cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về
phạm vi đại diện của mình và chỉ thực hiện những điều khoản mà hai bên đã thống
nhất trong giấy ủy quyền. Về những việc không được ủy quyền, mời bạn đọc xem bài viết tại link: http://www.luathongthai.com/tin-chi-tiet/125951/Nhung-viec-khong-duoc-uy-quyen.aspx#.XRXh4-sza00
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài, gọi số: 1900.6248
Chủ nhà chấm dứt hợp đồng thuê nhà trái pháp luật sẽ bồi thường thế nào? Chủ nhà đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà sẽ phải bồi thường như thế nào? |
Vi phạm bán hàng đa cấp sẽ bị xử phạt như thế nào? Bán hàng đa cấp - liệu có bị xử phạt theo pháp luật? |
Trách nhiệm bồi thường dân sự của người gây ra tai nạn giao thông? Tôi lái xe thuê cho một công ty. Trong một lần chở hàng tôi có gây tai nạn làm chết 01 người và 01... |