Trả lời:
Chúng tôi cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Về câu hỏi của bạn chúng tôi có ý kiến tư vấn như sau:
1/ Có phải trong mọi trường hợp, người lao động muốn xuất khẩu lao động thì phải có người bảo lãnh?
– Theo quy định của pháp luật hiện hành, không phải mọi trường hợp người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài đều cần có người bảo lãnh.
– Căn cứ theo khoản 1, điều 55, Luật đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, việc bảo lãnh chỉ đặt ra đối với những trường hợp sau:
+ Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp dịch vụ không ký quỹ hoặc không đủ tiền ký quỹ theo quy định;
.jpg)
Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248
+ Người lao động đi làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với tổ chức sự nghiệp khi tổ chức này yêu cầu thực hiện việc bảo lãnh.
2/ Theo các thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi, bạn hiện có nhu cầu xuất khẩu lao động như vậy, họ có thể đi làm việc tại nước ngoài dưới hình thức:
+ Ký kết hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đưa người Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài
+ Hoặc đi làm việc theo hợp đồng với tổ chức, doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài và đồng thời, phải thỏa mãn các điều kiện như:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài;
+ Có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt;
+ Đủ sức khoẻ theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;
+ Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động;
+ Được cấp chứng chỉ về bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
+ Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3/ Đối với vấn đề bảo lãnh cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Theo Điều 7 Nghị định 141/2005/NĐ-CP Về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài quy định Ký hợp đồng với người lao động và ký hợp đồng bảo lãnh:"Doanh nghiệp có trách nhiệm ký "Hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài" với người lao động và "Hợp đồng bảo lãnh" với người bảo lãnh cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài."
Mặt khác, theo Điều 16 Nghị định 141/2005/NĐ-CP Về quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoàivề Người bảo lãnh cho người lao động như sau:
"1. Người bảo lãnh cho người lao động là người được người lao động lựa chọn, giới thiệu và được doanh nghiệp chấp nhận để ký hợp đồng bảo lãnh với doanh nghiệp. Người bảo lãnh phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để giao kết "Hợp đồng bảo lãnh";
b) Có khả năng về kinh tế đáp ứng điều kiện trong "Hợp đồng bảo lãnh" hoặc có uy tín, trách nhiệm để đảm bảo việc người lao động thực hiện các nghĩa vụ của mình.
2. Người bảo lãnh có trách nhiệm:
a) Ký "Hợp đồng bảo lãnh" với doanh nghiệp để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người lao động với doanh nghiệp đó;
b) Thực hiện toàn bộ nghĩa vụ đã cam kết trong "Hợp đồng bảo lãnh" thay cho người lao động trong trường hợp người lao động không thực hiện nghĩa vụ đối với doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Vận động, giáo dục người lao động, gia đình người lao động thực hiện các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký với doanh nghiệp.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Tư pháp hướng dẫn việc bảo lãnh cho người lao động."
Như vậy, người bảo lãnh người đi làm sẽ do chính người lao động lựa chọn và người này phải thỏa mãn 2 điều kiện : Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để giao kết "Hợp đồng bảo lãnh" Và có khả năng về kinh tế đáp ứng điều kiện trong "Hợp đồng bảo lãnh" hoặc có uy tín, trách nhiệm để đảm bảo việc người lao động thực hiện các nghĩa vụ của mình.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
K.L
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Những hình phạt cực nghiêm khắc ở nước ngoài đối với lái xe say rượu gây tai nạn Mặc dù các nước đều có khuyến cáo khi đã uống rượu bia thì không lái xe, nhưng mỗi quốc gia lại có... |
Xử lý ra sao vụ nạn nhân bị giật đồ, dùng ô tô truy bắt làm tên cướp tử vong? Mới đây, tại TP.HCM xảy ra một vụ cướp hết sức hi hữu khi mà trong quá trình truy đuổi, xe ô tô của... |
Nạn bạo lực học đường và những cái chết đau lòng Liên tiếp xảy ra các trường hợp bạo lực học đường nhiều học sinh bị bạn đánh nhập viện cấp cứu, thậm... |
HOPE – bộ phim ám ảnh về nạn ấu dâm Gần đây, liên tiếp xảy ra những vụ án về an ấu dâm. Theo đó, bộ phim về đề tài này lại dậy sóng mạng... |