Người giám hộ có quyền sử dụng tài sản của người được giám hộ hay không? Bài viết sau sẽ làm rõ vấn đề này
Các bài viết liên quan:
- Chia di sản thừa kế theo pháp luật
- Chuyển nhầm tiền qua tài khoản có đòi lại được không?
- UBND huyện Thạch Thất – Hà Nội: Cần vào cuộc xử lý dứt điểm sai phạm tại Trung tâm nhân đạo Minh Tâm?
1. Giải thích từ ngữ
Để tìm hiểu về vấn đề pháp lý này, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu về thế nào là người giám hộ,
người được giám hộ. Căn cứ điều 47, 48 Bộ Luật dân sự 2015 thì:
a, Người giám hộ là : Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy
định tại Bộ luật này được làm người giám hộ, Trường hợp người có năng lực hành
vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được
giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng
ý.
- Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có
công chứng hoặc chứng thực. Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.
*** Lưu ý : Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm
người giám hộ:
+ Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ.
+ Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của
người giám hộ.
b, Người được giám hộ là: Người chưa thành niên không còn
cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ. Người chưa thành niên có cha, mẹ
nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ
đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện
chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ. Người mất năng lực hành vi
dân sự. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
- Đối với người được giám hộ, chúng ta cần lưu ý như sau: Một
người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ
cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.

Tổng đài tư vấn 1900.6248
2. người giám hộ có được bán tài sản của người được giám hộ
hay không.
- Căn cứ theo Điểm c, Khoản 1, Điều 57 và Điều 59 Bộ luật Dân
sự 2015 thì:
+ Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản
của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người
được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Việc bán, trao đổi, cho thuê,
cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với
tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người
giám sát việc giám hộ.
+ Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám
hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được
giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường
hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý
của người giám sát việc giám hộ.
+ Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa
án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015.
Như vậy, người giám hộ
có thể bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và
giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ
nhưng phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ để tránh tình trạng
người giám hộ vì lợi ích cá nhân mà trục lợi từ giao dịch đó, bảo toàn tài sản
của người được giám hộ. Người giám hộ khi sử dụng, định đoạt tài sản của người
được giám hộ mà gây thiệt hại cho người được giám hộ thì phải bồi thường. Việc
quản lý tài sản của người giám hộ phải trong phạm vi pháp luật cho phép chứ
không được vượt quá phạm vi cho phép của pháp luật quy định.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Phạm Trung Kiên
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Chia di sản thừa kế theo pháp luật Khi một người đã chết mà có di sản để lại thì sẽ phát sinh vấn đề thừa kế, sẽ có hai khả năng xảy ra... |
Chuyển nhầm tiền qua tài khoản có đòi lại được không? Ngày nay, Internet Banking trở thành một dịch vụ rất phổ biến. Nhờ có ứng dụng này, người dân có thể... |
UBND huyện Thạch Thất – Hà Nội: Cần vào cuộc xử lý dứt điểm sai phạm tại Trung tâm nhân đạo Minh Tâm? Các công trình xây dựng không phép như nhà xưởng, sân bóng, bể bơi để kiếm lời trên đất dự án của... |