1. Các trường hợp hợp đồng
lao động vô hiệu.
Căn cứ theo Điều 50 Bộ Luật lao động 2012 thì hợp đồng lao động
vô hiệu trong các trường hợp là:
- Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động trái pháp luật.
- Người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền.
- Công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao động
là công việc bị pháp luật cấm.
- Nội dung của hợp đồng lao động hạn chế hoặc ngăn cản quyền
thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.
- Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần
đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
- Trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của hợp đồng
lao động quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định trong pháp luật
về lao động, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể đang áp dụng hoặc nội
dung của hợp đồng lao động hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần
hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu.
Như vậy, hợp đồng lao động bị vô hiệu toàn phần khi người đại
diện kí kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền, công việc kí kết bị pháp
luật cấm như sản xuất, tàng trữ, mua bán vận chuyển ma túy, pháo nổ, vũ khí,…
Công đoàn là tổ chức đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động,
thế nên khi kí kết hợp đồng mà người sử dụng lao động ngăn cấm người lao động
được tham gia hay thành lập công đoàn thì hợp đồng đó cũng bị vô hiệu. Trường hợp
bị vô hiệu một phần là có một phần hợp đồng vi phạm một trong những điều trên
như người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền, Công việc mà hai bên
đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc bị pháp luật cấm, thì phần hợp
đồng đó sẽ bị vô hiệu nhưng không làm ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

Tổng đài tư vấn miễn phí 19006248( Nguồn ảnh: internet)
2. Cách giải quyết khi
hợp đồng lao động bị vô hiệu.
a, Khi hợp đồng bị vô hiệu toàn phần.
Căn cứ pháp lý : Điều 11, Nghị định 44/2013/NĐ-CP quy định chi
tiết một số điều của Bộ Luật lao động 2013.
- Khi hợp đồng bị vô hiệu toàn phần do người kí sai thẩm quyền
thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng
lao động vô hiệu toàn bộ do người ký kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền,
cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính có
trách nhiệm hướng dẫn các bên ký lại hợp đồng lao động.
- Khi hợp đồng vô hiệu do có nội dung trái pháp luật thì bị
hủy bỏ có quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ.
- Khi hợp đồng bị vô hiệu do công việc trái pháp luật thì trong
thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định tuyên bố hợp đồng
lao động vô hiệu toàn bộ do công việc mà hai bên đã giao kết trong hợp đồng lao
động là công việc bị pháp luật cấm, người sử dụng lao động và người lao động có
trách nhiệm kí kết hợp đồng lao động mới theo quy định của pháp luật về lao động.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết
định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do nội dung của hợp đồng lao động
hạn chế hoặc ngăn cản quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người
lao động, người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm giao kết hợp
đồng lao động mới.
b, Đối với hợp đồng vô hiệu một phần.
Căn cứ pháp lý: Điều 11, Nghị định 44/2013/NĐ-CP.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết
định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần, người sử dụng lao động và
người lao động phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động bằng việc ký kết phụ lục
hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết
định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu từng phần, người sử dụng lao động và
người lao động phải sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động bằng việc ký kết phụ lục
hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
Ngoài ra, hợp đồng lao động vô hiệu không chỉ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên mà còn làm mất rất nhiều thời gian, chi phí và công sức của các bên. Vậy nên khi kí kết hợp đồng lao động, các bên nên tham khảo kĩ càng các quy định của pháp luật để tránh việc không mong muốn xảy ra.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua tổng đài, gọi số: 1900.6248
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan: