Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu của con người cũng tăng lên, trong đó có nhu cầu làm đẹp. Không phải ai sinh ra cũng may mắn được vẻ đẹp trời phú mà có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nên khuôn mặt chịu những “khuyết tật”. Do vậy mong muốn phẫu thuật thẩm mỹ không có gì là sai. Tuy nhiên trong quá trình tham gia vào các quan hệ xã hội, Nhà nước cần có sự quản lý các thủ tục cũng như các giao dịch của các chủ thể, do đó chứng minh nhân dân là một trong những giấy tờ tùy thân không thể thiếu của mỗi cá nhân. Vì lẽ đó phẫu thuật thẩm mỹ sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến hình dạng khuôn mặt, liệu rằng trong trường hợp này có phải làm lại chứng minh nhân dân hay không? Làm lại như thế nào?... đang là nỗi lo lắng của nhiều người
Căn cứ pháp lý
- Luật
Căn cước công dân năm 2014
- Văn
bản hợp nhất số 03/VBHN-BCA
- Nghị
định 67/2013/NĐ-CP
- Các
văn bản pháp luật có liên quan khác.
Nội dung tư vấn
1. Chứng minh nhân dân là gì?
Chứng minh nhân dân (viết tắt: CMND,
trong khẩu ngữ thường được gọi tắt là chứng minh thư hoặc giấy chứng minh) là
tên một loại giấy tờ tùy
thân của công dân Việt Nam, trong đó có xác nhận của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền về đặc điểm căn cước, lai lịch của người được cấp. Giấy
chứng minh nhân dân có giá trị sử dụng toàn Việt Nam trong thời gian 15 năm kể
từ ngày cấp gần nhất. Khái niệm này được quy định tại Điều 1 Văn bản hợp nhất
số 03/VBHN-BCA như sau:
Điều 1. Chứng minh
nhân dân
Chứng minh nhân dân quy định tại Nghị định này là một loại
giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về
những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp
luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của
công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Đặc điểm của chứng minh nhân dân
được cụ thể như sau:
- Chứng
minh nhân dân hình chữ nhật dài 85,6 mm, rộng 53,98 mm, hai mặt Chứng minh
nhân dân in hoa văn màu xanh trắng nhạt. Có giá trị sử dụng 15 năm kể từ
ngày cấp.
- Mặt
trước: Bên trái, từ trên xuống: hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, đường kính 14 mm; ảnh của người được cấp Chứng minh nhân
dân cỡ 20 x 30 mm; có giá trị đến (ngày, tháng, năm). Bên phải, từ trên
xuống: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Độc lập - Tự do - Hạnh phúc[3];
chữ “Chứng minh nhân dân” (màu đỏ); số; họ và tên khai sinh; họ và tên gọi
khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quê quán; nơi thường trú.
- Mặt
sau: Trên cùng là mã vạch 2 chiều. Bên trái, có 2 ô: ô trên, vân tay ngón
trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải. Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm
nhân dạng; [4] ngày, tháng, năm cấp Chứng minh nhân dân; chức danh người
cấp; ký tên và đóng dấu.
Chứng minh nhân dân là bằng chứng
chứng minh lai lịch, nhân thân của một cá nhân. Điều này có ý nghĩa quan trọng
trong việc công nhận công dân của Việt Nam và là cơ sở để bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của chính bản thân họ.

Tổng đài tư vấn 19006248( Nguồn ảnh: Internet)
2. Phẫu thuật thẩm mỹ có
phải làm lại chứng minh nhân dân
Phẫu thuật thẩm mỹ chính là những
can thiệp có chủ đích lên cơ thể con người, nhờ vào sự phát triển của khoa học
để giúp con người trở nên đẹp đẽ hơn. Được ví như một “phép màu đổi đời” cho
bất kì ai có ngoại hình “hạn chế”. Bất kể dù là giới tính hay ngành nghề nào,
bạn đều có thể thẩm mỹ làm đẹp, để trở nên tự tin và thành công hơn trong cuộc
sống.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Văn
bản hợp nhất số 03/VBHN-BCA cụ thể:
Điều 5. Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân
1. Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh
nhân dân:
a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không
sử dụng được;
c) Thay đổi họ, tên,
chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài
phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
Trong đó quy định tại điểm e khoản 1
Điều này về thay đổi đặc điểm nhận dạng. Khi đó, “nhận dạng” được hiểu là đặc
điểm cá biệt và ổn định bên ngoài của một người để phân biệt người này với
người khác. Theo đó thay đổi đặc điểm nhận dạng là những trường hợp đã qua phẫu
thuật thẩm mỹ, chỉnh hình hoặc vì lý do khác đã làm thay đổi hình ảnh hoặc đặc
điểm nhận dạng của họ.
Theo quy định trên thì khi thực hiện
phẫu thuật thẩm mỹ làm thay đổi đặc điểm nhận dạng so với ban đầu thì phải thực
hiện thủ tục đổi chứng minh nhân dân.
Quy định về việc đổi chứng minh nhân
dân khi có sự thay đổi đặc điểm nhận dạng là hoàn toàn phù hợp. Bởi lẽ bản chất
của chứng minh nhân dân là giấy tờ thông hành, là bằng chứng về nhân thân của
một người, là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước thực hiện quản lý công dân.
Ngoài ra thông tin trên chứng minh nhân dân là được gắn duy nhất và thể hiện
những dấu hiệu nhận dạng nhất định để phân biệt với người khác. Do vậy khi đặc
điểm nhận dạng ban đầu đã được thay đổi mới thì phải đổi lại chứng minh nhân
dân cho phù hợp với đặc điểm nhận dạng hiện tại. Đồng thời pháp luật không cấm
phẫu thuật thẩm mỹ nên việc đưa ra quy định về phẫu thuật thẩm mỹ phải thực
hiện thủ tục đổi lại chứng minh nhân dân là hợp lý, phù hợp thực tiễn.
Do vậy, khi thuộc các trường hợp
phải thực hiện cấp đổi chứng minh nhân dân nhưng bạn không thực hiện nghĩa vụ
này thì có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tại điểm b khoản 1 Điều 9
Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
Điều 9. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân
dân
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000
đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới,
cấp lại, đổi chứng minh nhân dân;
Như vậy nếu phẫu thuật thẩm mỹ mà
làm thay đổi đặc điểm nhận dạng thì phải làm thủ tục đổi chứng minh nhân dân,
nếu không thực hiện có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến
200.000 đồng. Đối chiếu với các hành vi vi phạm khác thì hành vi này không bị
áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hay biện pháp xử phạt bổ sung như hành vi
vi phạm do tẩy xóa, sửa chữa lại chứng minh nhân dân.
3. Đổi chứng minh nhân dân khi phẫu
thuật thẩm mỹ như thế nào?
Hiện nay, khi thực hiện đổi chứng
minh nhân dân, công dân sẽ được cấp thẻ Căn cước công
dân, thay vì chứng minh nhân dân như cũ. Căn cước công dân là thông
tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật Căn cước
công dân năm 2014.
Thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân
được quy định tại Thông tư 07/2016/TT-BCA như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ
sau:
- Sổ hộ
khẩu; nếu còn CMND cũ thì mang theo CMND;
- Tờ
khai Căn cước công dân theo mẫu
Bước 2: Nộp hồ sơ
Mang hồ sơ đã chuẩn bị đến cơ quan
công an cấp huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú
Bước 3: Xử lý hồ sơ
Cơ quan có thẩm quyền xem xét và
thực hiện thủ tục để cấp thẻ căn cước cho công dân và trao giấy hẹn ngày nhận
kết quả
Bước 4: Trả và nhận kết quả
Đến cơ quan nộp hồ sơ để nhận thẻ
căn cước công dân theo thời gian ghi trong giấy hẹn.
Thời hạn cấp thẻ Căn cước công dân
là từ 07 ngày đến 15 ngày, tùy từng địa phương.
Lưu ý: Khi thực hiện thủ tục trên người có yêu cầu phải nộp lệ phí theo quy định.
Lệ phí cấp thẻ Căn cước công dân hiện nay là 30.000 đồng; trường hợp đổi thẻ
Căn cước công dân do thay đổi đặc điểm nhận dạng là 50.000 đồng.
Như vậy, khi đã phẫu thuật thẩm
mỹ mà làm thay đổi đặc điểm nhận dạng thì bạn phải thực hiện thủ tục đổi chứng
minh nhân dân theo quy định, nếu không sẽ bị xử phạt. Hãy là người nắm rõ và
tuân thủ pháp luật để tự bảo vệ quyền lợi của chính mình nhé!
Hy vọng bài viết hữu ích đối với
bạn!