Pháp luật quy định như thế nào về giám hộ và giám hộ đương nhiên.
Giám hộ là người giám hộ (bao gồm: cá nhân,
pháp nhân) thực hiện một số hành vi để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
được giám hộ trước pháp luật. Người giám hộ có thể được Cơ quan nhà nước cử hoặc
chỉ định hoặc đã là người giám hộ đương nhiên theo quy định pháp luật. Chức
năng của người giám hộ sẽ thực hiện chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp;
chịu trách nhiệm trước pháp luật của người được giám hộ là những người như sau:
chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự,
người đang gặp khó khăn trong nhận thức, khó khăn làm chủ hành vi. Theo quy định
pháp luật hiện nay thì có hai hình thức giám hộ: Giám hộ đương nhiên hoặc giám
hộ cử theo pháp luật.
Bộ luật dân sự năm 2015 như sau về giám hộ:
Điều kiện trở thành người giám hộ:
Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể
làm người giám hộ:
+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy
định tại Điều 19 Bộ luật dân sự năm 2015
+ Người giám hộ đáp ứng đủ điều kiện sau: tư
cách đạo đức tốt, chưa vi phạm pháp luật về tội cố ý gây thương tích hoặc xâm
phạm tính mạng hoặc sức khỏe hoặc danh dự hoặc nhân phẩm hoặc tài sản
của người khác, điều kiện kinh tế, chỗ ở ổn định, có thời gian chăm sóc người
được giám hộ, không phải là đối tượng bị Tòa án tuyên hạn chế quyền chăm sóc,
nuôi dưỡng với người dưới 18 tuổi
Pháp nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể
làm người giám hộ:
+ Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc
giám hộ theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân
sự năm 2015.
+ Đáp ứng đủ điều kiện về kinh
tế, chỗ ở và các điều khác để hỗ trợ cho việc
thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
Luật sư tư vấn, đại diện ngoài tố tụng - 0982033335 (Nguồn ảnh: Internet)
Điều kiện trở thành người được giám hộ:
+ Người mất năng lực hành vi dân sự theo quy
định tại Điều 22 Bộ luật dân sự năm 2015.
+ Người dưới 18 tuổi nay không còn cha, mẹ
+ Người dưới 18 tuổi không xác định được cha,
mẹ;
+ Người dưới 18 tuổi khi cha mẹ không đáp ứng
đủ điều kiện về giám hộ như: đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
và có yêu cầu người giám hộ;
+ Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi tại điều 23 Bộ luật dân sự năm 2015.
Quy định về giám hộ và giám hộ đương nhiên như sau:
Đối với trường hợp giám hộ đương nhiên chỉ áp
dụng trường hợp sau:
+ Chồng hoặc vợ là người giám hộ cho vợ hoặc
chồng khi họ là người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc
người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
+ Các con là người
giám hộ của cha và mẹ trường hợp cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự hoặc một
trong các bên không đủ điều kiện giám hộ cho người còn lại. Đầu tiên con cả là
người đứng ra người giám hộ cho cha và mẹ, nếu con cả
không đáp ứng đủ điều kiện là người giám hộ thì các con còn lại theo thứ tự đủ
điều kiện làm người giám hộ.
+ Cha mẹ sẽ là người giám hộ cho con nằm
trong trường hợp người con bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc người khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi và người con chưa có vợ, chồng, con hoặc vợ chồng,
con đều không đáp ứng đủ các điều kiện để làm người giám hộ theo quy định trên.
+ Anh, chị, em ruột là người giám hộ cho anh,
chị, em của mình. Anh cả và chị cả sẽ là người giám hộ, nếu anh cả chị cả không
đáp ứng đủ điều kiện thì anh chị em ruột kế tiếp là người giám hộ
+ Ông ngoại, bà ngoại hoặc ông bà nội người
giám hộ cho cháu khi cha mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em đều không đủ điều kiện
là người giám hộ.
+ Cô, dì, chú, bác, cậu ruột là người giám hộ
cho cháu khi ông, bà, cha ,mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em đều không đủ điều
kiện là người giám hộ.
Đối với trường hợp giám hộ cử trong trường hợp:
Trường hợp giám hộ cử chỉ áp dụng trường hợp
không có ai đáp ứng đủ điều kiện giám hộ cho người giám hộ theo tiêu chí người
giám hộ đương nhiên đã nêu trên:
– Người dưới 18 tuổi hoặc mất năng lực hành
vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không có người giám hộ đương
nhiên theo tiêu chí người giám hộ đương nhiên đã nêu trên thì ủy ban nhân dân cấp xã phường cử hoặc do Tòa án chỉ định nơi cư trú người
được giám hộ người giám hộ đáp ứng đủ điều kiện cho người được giám hộ. Đối với
đối tượng trẻ em trên sáu tuổi đến dưới 18 tuổi đếu phải xét tính tự nguyện của
người được giám hộ.
– Người giám hộ có quyền đồng ý hoặc không đồng
ý về việc giám hộ cho người được giám hộ.
– Phải lập bằng văn bản việc ghi nhận cử người
giám hộ. Nội dung trong văn bản cần đầy đủ các thông tin sau: họ và tên của người
giám hộ và người được giám hộ; địa chỉ thường trú; tình trạng người được giám hộ,
tình trạng tài sản của người được giám hộ, quyền và nghĩa vụ của người được
giám hộ.
– Nếu cá nhân không đáp ứng điều kiện giám hộ
cho người được giám hộ thì Tòa án xem xét chỉ định hoặc đề nghị pháp nhân sẽ thực
hiện giám hộ cho người được giám hộ.
– Được sự đồng ý của người được giám hộ là
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi nếu ại thời điểm yêu cầu người
giám hộ họ vẫn có năng lực hành vi dân sư theo quy định pháp luật.
Lưu ý:
Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan
nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Một cá nhân hoặc pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Thu Hà
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Từ 01/01/2020 nhiều điều cấm liên quan đến tác hại của rượu, bia chính thức có hiệu lực' ( 10:07 | 05/07/2019 )
Rượu, bia là một trong những nguồn cơn gây ra những tác hại khó lường không chỉ đơn thuần cho người...
Lái xe say rượu có thể bị tử hình tại Đài Loan' ( 04:28 | 03/05/2019 )
Đài Loan dự định tăng mức phạt đối với người gây ra tai nạn do lái xe khi say rượu, bao gồm cả tử...
Công an uống rượu bia lái xe gây tai nạn có thể bị giáng cấp' ( 05:39 | 11/05/2019 )
Người lái xe là cán bộ công an trong tình trạng say rượu gây tai nạn chết người, ngoài bị truy cứu...