Pháp luật quy định như thế nào về đại diện theo ủy quyền?
Khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 thì đại
diện được hiểu là chủ thể dân sự này nhân danh và vì lợi ích hợp pháp của một
chủ thể dân sự khác để tham gia vào giao dịch dân sự. Đại diện có hai loại là đại
diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền.
Khoản 1 Điều 138 thì “ủy quyền” phải là việc
chính chủ thể có quyền tự mình trao quyền cho chủ thể khác (đủ năng lực thực hiện)
để thay mình tham gia vào các giao dịch dân sự.
Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chủ thể
dân sự của quan hệ đại diện theo ủy quyền là cá nhân và pháp nhân. Cá nhân phải
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Pháp nhân thì phải có tư cách pháp nhân
trong quá trình tham gia quan hệ ủy quyền. Những chủ thể khác như tổ chức không
phải là pháp nhân thì phải lựa chọn ra một cá nhân có đủ thẩm quyền để đại diện
tổ chức đó tham gia vào quan hệ đại diện theo ủy quyền.
Như vậy thì đại diện theo ủy quyền tức là
việc một cá nhân, pháp nhân (bên đại diện) nhân danh và vì lợi ích của một cá
nhân, pháp nhân khác (bên được đại diện) tiến hành xác lập và thực hiện các
giao dịch dân sự thông qua việc được bên được đại diện “trao quyền” hợp pháp.
Luật sư tư vấn, tranh tụng - Hotline: 0982.033.335
Các trường hợp đại diện theo ủy quyền
Các trường hợp đại diện theo ủy quyền được
quy định tại Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015:
– Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho
cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
– Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác,
tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân
khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến
tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có
tư cách pháp nhân.
– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười
tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định
giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện theo ủy quyền
– Người đại diện theo pháp luật xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự với người thứ ba phải phù hợp với phạm vi đại diện.
Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với
người được đại diện.
– Người đại diện theo pháp luật có quyền
xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.
– Trường hợp người đại diện theo pháp luật
biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối,
bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh
quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện
biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.
Thời hạn đại diện theo ủy quyền
Đại diện theo ủy quyền chấm dứt khi:
– Theo thỏa thuận
– Thời hạn ủy quyền đã hết
– Công việc được ủy quyền đã hoàn thành
– Người được đại diện hoặc người đại diện
đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền
– Người được đại diện, người đại diện là
cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại
– Người đại diện không còn đủ điều kiện
quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật Dân sự 2015.
– Căn cứ khác làm cho việc đại diện không
thể thực hiện được.
Phạm vi đại diện theo uỷ quyền
– Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện
cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được
đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ
ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác.
– Người đại diện phải thông báo cho bên
giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.
Điều 144 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ
ràng đối với từng hình thức đại diện, theo pháp luật hay theo ủy quyền thì phạm
vi ủy quyền tương ứng cụ thể ra sao. Đối với đại diện theo pháp luật, phạm vi ủy
quyền được xác định căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc
xác định theo điều lệ của pháp nhân; đối với đại diện theo ủy quyền, phạm vi ủy
quyền xác định căn cứ vào nội dung ủy quyền.
Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định
nhắc về phạm vi đại diện theo ủy quyền như sau:
+ Khi tham gia vào quan hệ đại diện theo ủy
quyền thì người đại diện chỉ được phép thực hiện những giao dịch mà được người
được đại diện ủy quyền cho. Nội dung ủy quyền này sẽ được xác lập theo sự thỏa
thuận thống nhất của hai bên. Tóm lại phạm vi ủy quyền chỉ cần không trái đạo đức
xã hội, không vi phạm điều cấm của pháp luật thì theo sự ủy quyền này, người đại
diện theo ủy quyền sẽ thực hiện những gì trong phạm vi mà mình được đại diện.
+ Phạm vi đại diện theo ủy quyền phải được
người đại diện theo ủy quyền thông báo cho tất cả những chủ thể có liên quan
khi tham gia giao dịch dân sự. Đây là trách nhiệm của người đại diện, đặc biệt
đối với bên thứ ba, những người có quyền lợi và nghĩa vụ đối với giao dịch đó.
Nếu đại diện theo ủy quyền nhưng không xác định rõ phạm vi đại diện thì chỉ thực
hiện giao dịch vì lợi ích của người được đại diện, trừ luật có quy định khác.
+ Bất kỳ cá nhân, pháp nhân nào đều có thể
làm đại diện theo ủy quyền của nhiều cá nhân, pháp nhân khác tuy nhiên nếu đã
nhận sự ủy quyền của một chủ thể thì không thể tham gia giao dịch mà giữa mình
với chính bên mình được ủy quyền, mình nhân danh đại diện cho chủ thể đó. Tóm lại,
trừ các trường hợp luật định thì bên đại diện theo ủy quyền không được tiến
hành thực hiện những giao dịch dân sự mà chủ thể giao dịch vừa là mình và chủ
thể khác nhưng do mình đứng ra đại diện theo ủy quyền.
Có thể thấy việc xác định phạm vi đại diện
theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 khá rõ ràng, dễ hiểu, nội dung của điều
luật thống nhất với tiêu đề của điều luật, không bị trùng lắp giữa quy định về
phạm vi đại diện với căn cứ xác lập quan hệ đại diện và điều kiện làm phát sinh
hiệu lực pháp lý của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập với người thứ
ba.
Về căn cứ xác lập quyền đại diện
Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về
căn cứ xác lập quyền đại diện theo cách thức liệt kê. Nêu chính xác đại diện
bao gồm những cách xác lập nào.
Đại diện theo ủy quyền xác lập theo ý chí
giữa người được đại diện và người đại diện còn đại diện theo pháp luật xác lập
theo quy định pháp luật, theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
theo điều lệ của pháp nhân.
Việc xác lập quyền đại diện được thực hiện như
thế nào? Hiện nay, pháp luật dân sự đồng ý cho quan hệ này được xác lập thông
qua cả hành động, lời nói và văn bản. Trong các trường hợp cụ thể tại các luật
chuyên ngành thì đại diện theo ủy quyền bắt buộc phải được lập bằng văn bản và
có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: đại diện theo ủy quyền
liên quan đến các vấn đề đất đai, các loại động sản khác phải đăng ký quyền sở
hữu, ….
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Thu Hà
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
05 ngày nữa: Cứ uống rượu, bia lái xe là bị cấm, nhưng thiếu mức phạt!
Chỉ còn đúng 05 ngày nữa (ngày 01/01/2020), Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia chính thức có hiệu...
Từ 01/01/2020 nhiều điều cấm liên quan đến tác hại của rượu, bia chính thức có hiệu lực' ( 10:07 | 05/07/2019 )
Rượu, bia là một trong những nguồn cơn gây ra những tác hại khó lường không chỉ đơn thuần cho người...