Bảo lãnh là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thường được áp dụng trong trường hợp bên có nghĩa vụ (trong quan hệ nghĩa vụ chính) không có điều kiện để đảm nhận sự bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trước bên có quyền.
Bảo
lãnh là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thường được áp dụng
trong trường hợp bên có nghĩa vụ (trong quan hệ nghĩa vụ chính) không có điều
kiện để đảm nhận sự bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trước bên có quyền. Để
tạo điều kiện cho các bên có thể giao kết hợp đồng và xác lập quan hệ nghĩa vụ
mà vẫn bảo đảm được được quyền lợi cho người có quyền ngay cả trong trường hợp
người có nghĩa vụ không có tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ đó, pháp
luật quy định người khác có thể đứng ra cam kết trước người có quyền về việc
thay người có nghĩa vụ dđể bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ. Quan hệ bảo
lãnh được xác lập giữa bên thứ ba (được gọi là bên bảo lãnh) với bên có quyền
trong quan hệ nghĩa vụ chính (được gọi là bên nhận bảo lãnh.
Theo
khoản 1 Điều 325 BLDS 2015 quy định
về biện pháp bảo lãnh như sau:
“Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi
là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ
thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh),
nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ.”

Đặc điểm
Thứ nhất,
bảo lãnh là biện pháp mang tính chất đối nhân.
Thứ hai, bên bảo lãnh
bao giờ cũng là người thứ ba đứng ra bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho người khác.
Thứ ba, việc bảo lãnh
chỉ được đặt ra bên cạnh một nghĩa vụ khác (nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện
pháp bảo lãnh).
Thứ tư, nghĩa vụ giữa
những người cùng bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh là nghĩa vụ liên đới, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác.
Thứ năm, nếu giữa bên bảo
lãnh và bên nhận bảo lãnh không có thỏa thuận khác về thời điểm thực hiện nghĩa
vụ của người bảo lãnh thì bên bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ
thay cho bên được bảo lãnh nếu đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trước bên có quyền.
Chủ thể trong quan hệ bảo lãnh
Chủ
thể của quan hệ bảo lãnh gồm bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh. Người được bảo
lãnh có thể biết hoặc không biết cam kết bảo lãnh giữa hai bên và sự đồng ý hay
không đồng ý của người được bảo lãnh không làm ảnh hưởng đến quan hệ bảo lãnh.
-
Bên
bảo lãnh: Là bên cam kết trước bên có quyền
trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm trong việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên
có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ đó nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà
bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ.
-
Bên nhận
bảo lãnh: Là bên có quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện
pháp bảo lãnh.
