hiện nya, quốc tịch của một người có thể được thay đổi tùy thuộc vào luật pháp và mong muốn của người đó. Vậy, nếu một người mang hai quốc tịch thì có được hay không?
1/ Căn cứ pháp lý
Luật Quốc tịch Việt Nam 2008
Nghị định số 78/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam
2/ Nội dung tư vấn
Theo Luật
Quốc tịch Việt Nam, việc cho phép có hai quốc tịch chỉ áp dụng đối với một số
ngoại lệ quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 gồm:
Một là, là vợ, chồng,
cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
Hai là, có công lao đặc
biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;
Ba là, có lợi cho Nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bốn là, trong trường hợp
đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.
Trong trường
hợp người mang quốc tịch Việt Nam, nhưng đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập
quốc tịch nước ngoài, muốn quay lại quốc tịch Việt Nam thì thực hiện theo quy định
tại Điều 23 Luật Quốc tịch:
“Điều 23. Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam
1. Người đã mất quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 26 của
Luật này có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch
Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Xin hồi hương về Việt Nam;
b) Có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam;
c) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
tổ quốc Việt Nam;
d) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Thực hiện đầu tư tại Việt Nam;
e) Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng
không được nhập quốc tịch nước ngoài.
2. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch
Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.
3. Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch
Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem
xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
4. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy lại tên gọi Việt
Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch
Việt Nam.
5. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch
nước ngoài, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch
nước cho phép:
a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;
b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam;
c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được trở lại quốc tịch Việt
Nam.”
Luật sư tư vấn pháp luật - 0982.033.335
Như vậy, với
các quy định như trên, pháp luật Việt Nam vẫn cho phép một số trường hợp
được mang hai quốc tịch. Tuy nhiên, việc mang hai hay nhiều quốc tịch còn căn cứ
vào quy định pháp luật của nước mà bạn có quốc tịch khác quốc tịch Việt Nam, trường
hợp pháp luật quốc gia đó chỉ cho phép có một quốc tịch thì bạn không thể cùng
lúc mang hai quốc tịch trong khi đang mang quốc tịch quốc gia đó.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 21
Nghị định số 78/2009/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam về Thông báo có
quốc tịch nước ngoài:
“1. Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009, công dân Việt Nam vì lý do nào
đó mà có quốc tịch nước ngoài và chưa mất quốc tịch Việt Nam, thì vẫn có quốc tịch
Việt Nam.
2. Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày có quốc tịch nước ngoài, người
quy định tại khoản 1 Điều này hoặc cha mẹ, người giám hộ của người đó, nếu ở
ngoài nước phải thông báo cho Cơ quan đại diện Việt Nam có thẩm quyền theo quy
định tại Điều 19 của Nghị định này; nếu ở trong nước phải thông báo cho Sở Tư
pháp nơi người đó cư trú việc họ có quốc tịch nước ngoài, kèm theo bản sao giấy
tờ chứng minh có quốc tịch nước ngoài.”
Như vậy, theo
những quy định trên, một người có thể có 2 quốc tịch, trong điều kiện pháp luật
cho phép.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua số điện thoại: 0982.033.335 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Minh Hằng
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Trường hợp nào cảnh sát cơ động được quyền kiểm tra giấy tờ?
Pháp luật quy định như thế nào về quyền kiểm tra giấy tờ của cảnh sát cơ động.
Tại sao không được quảng cáo rượu, bia dưới 5,5 độ trong khung giờ “vàng” ?' ( 03:39 | 15/01/2020 )
Thực trạng sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đã ở mức báo động ở cả 3 tiêu chí về mức tiêu thụ ( đặc biệt...
Đã uống rượu, bia thì đi xe lăn cũng bị phạt' ( 10:56 | 03/01/2020 ) Đã uống rượu, bia thì đi xe lăn cũng bị phạt – đây có lẽ là điều không tưởng nhưng thực tế đã đi vào... |
05 ngày nữa: Cứ uống rượu, bia lái xe là bị cấm, nhưng thiếu mức phạt!' ( 03:37 | 27/12/2019 ) Chỉ còn đúng 05 ngày nữa (ngày 01/01/2020), Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia chính thức có hiệu... |