Một phiên tòa xét xử như chúng ta được biết thường phải có sự có mặt của cả nguyên đơn và bị đơn, hai bên sẽ cùng nhau đưa ra những ý kiến, quan điểm của mình tại Tòa. Tuy nhiên, trong cuộc sống, đôi khi bị đơn sẽ tìm mọi cách vắng mặt nhằm trì hoãn phiên xét xử được mở ra, do đó, pháp luật đã có những quy định về việc xét cử vắng mặt bị đơn.
1/ Căn cứ pháp lý
Bộ luật dân sự 2015
2/ Nội dung tư vấn
Điều 227 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Sự có
mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự như sau:
“1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất,
đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử
phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại
diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên
tòa.
2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương
sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt;
nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có
thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan
thì xử lý như sau:
a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại
diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết
định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ
trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi
kiện lại theo quy định của pháp luật;
b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà
không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt
họ;
c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không
có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa
án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị
đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu
cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;
d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có
yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị
coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với
yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử
vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền
khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;
đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”
Luật sư tư vấn pháp luật - 0976.933.335
Như vậy, nếu phía bị đơn được triệu tập lần
thứ hai mà không có mặt, không có lí do chính đáng thì Tòa án vẫn tiến hành xét
xử được theo đúng quy định đã nêu trên.
Mặc dù bị đơn bị xét xử vắng mặt nhưng
họ vẫn được quyền kháng cáo. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án
cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại
phiên tòa, thời hạn kháng cáo (15 ngày) sẽ tính từ ngày bản án được giao cho
họ hoặc được niêm yết. (ĐIều 273 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).
Việc
niêm yết bản án được quy định tại ĐIều 179 Bộ luật tố tụng dân sự như sau:
“1. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng
được thực hiện trong trường hợp không thể cấp, tống đạt, thông báo trực tiếp
văn bản tố tụng theo quy định tại Điều 177 và Điều 178 của Bộ luật này.
2. Việc niêm yết công khai văn bản tố tụng do
Tòa án trực tiếp thực hiện hoặc ủy quyền cho người có chức năng tống đạt hoặc
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đương sự cư trú, nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở thực
hiện theo thủ tục sau đây:
a) Niêm yết bản chính tại trụ sở Tòa án, Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi cư trú cuối cùng của cá nhân, nơi có
trụ sở hoặc trụ sở cuối cùng của cơ quan, tổ chức được cấp, tống đạt, thông
báo;
b) Niêm yết bản sao tại nơi cư trú hoặc nơi cư
trú cuối cùng của cá nhân, nơi có trụ sở hoặc trụ sở cuối cùng của cơ quan, tổ
chức được cấp, tống đạt, thông báo;
c) Lập biên bản về việc thực hiện thủ tục niêm
yết công khai, trong đó ghi rõ ngày, tháng, năm niêm yết.
3. Thời hạn niêm yết công khai văn bản tố tụng
là 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.”
Nếu hết 15 ngày, kể từ ngày niêm yết, bị
đơn không có đơn kháng cáo thì bản án sơ
thẩm có hiệu lực thi hành.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua số điện thoại: 0982.033.335 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Minh Hằng
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
Trường hợp nào cảnh sát cơ động được quyền kiểm tra giấy tờ?
Pháp luật quy định như thế nào về quyền kiểm tra giấy tờ của cảnh sát cơ động.
Tại sao không được quảng cáo rượu, bia dưới 5,5 độ trong khung giờ “vàng” ?' ( 03:39 | 15/01/2020 )
Thực trạng sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đã ở mức báo động ở cả 3 tiêu chí về mức tiêu thụ ( đặc biệt...
Đã uống rượu, bia thì đi xe lăn cũng bị phạt' ( 10:56 | 03/01/2020 ) Đã uống rượu, bia thì đi xe lăn cũng bị phạt – đây có lẽ là điều không tưởng nhưng thực tế đã đi vào... |
05 ngày nữa: Cứ uống rượu, bia lái xe là bị cấm, nhưng thiếu mức phạt!' ( 03:37 | 27/12/2019 ) Chỉ còn đúng 05 ngày nữa (ngày 01/01/2020), Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia chính thức có hiệu... |