Đôi khi trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu có một số điều khoản hoặc nội dung cần phải sửa đổi, bổ sung thì các bên phải ký kết Phụ lục hợp đồng. Nhưng nếu nội dung của hai văn bản này không thống nhất thì phải xử lý thế nào?
Không phải lúc nào hợp đồng cũng bắt buộc có phụ lục.
Điều 403 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 nêu rõ:
Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của Hợp đồng.
Có thể hiểu phụ lục Hợp đồng là một dạng văn bản do các bên thỏa thuận ký kết, được ban hành kèm theo Hợp đồng để quy định chi tiết một số điều khoản của Hợp đồng.
Riêng với Hợp đồng lao động thì phụ lục Hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc sửa đổi, bổ sung Hợp đồng lao động (căn cứ Điều 24 Bộ luật Lao động 2012).
Qua đó, từ các quy định trên có thể hiểu phụ lục Hợp đồng là một văn bản được ban hành kèm theo Hợp đồng nhằm quy định một số điều khoản hoặc sửa đổi, bổ sung Hợp đồng.
Do đó, chỉ trong 02 trường hợp Hợp đồng phải ban hành phụ lục gồm:
- Để quy định chi tiết một số điều khoản của Hợp đồng;
- Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng.
Như vậy, có thể khẳng định một Hợp đồng có thể có hoặc có thể không cần phụ lục Hợp đồng kèm theo.
Nội dung phụ lục trái với nội dung hợp đồng thì phải làm sao?
Nội dung phụ lục trái với Hợp đồng thì sao?
Cũng tại Điều 403 nêu trên, bởi phụ lục Hợp đồng được ban hành kèm theo Hợp đồng và được thực hiện để quy định chi tiết một số điều khoản của Hợp đồng nên nội dung của phụ lục phải phụ thuộc và không được trái với nội dung của Hợp đồng.
Tuy nhiên, trong thực tế giao kết Hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp phụ lục Hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong Hợp đồng thì được xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 403 BLDS:
- Các bên không có thỏa thuận khác thì các điều khoản trái với nội dung trong Hợp đồng trong phụ lục Hợp đồng không có hiệu lực. Lúc này, các nội dung của Hợp đồng sẽ được giữ nguyên như thời điểm ban đầu;
- Nếu các bên chấp nhận phụ lục Hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong Hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong Hợp đồng đã được sửa đổi và nội dung trong Hợp đồng được sửa đổi theo nội dung của phụ lục Hợp đồng.
Như vậy, thông thường nội dung của phụ lục Hợp đồng sẽ không trái với nội dung Hợp đồng. Nếu trái thì làm theo thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì những nội dung trái với nội dung trong Hợp đồng không có hiệu lực.
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiêp
TRÂN TRỌNG
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua tổng đài: 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Thu Thảo
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!