(Ảnh internet)
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong
trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 650 của Bộ luật này, bao gồm:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng
thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di
chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc
mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Thông tin của bạn cho thấy, cô ruột của bạn chết nhưng không
để lại di chúc. Cho nên, di sản của cô sẽ được chia theo quy định của pháp
luật. Có nghĩa là, di sản được chia theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự
thừa kế.
Người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 của
Bộ luật này. Cụ thể:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ
tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha
nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà
người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết;
bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của
người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột;
chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng
nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu
không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị
truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.
Căn cứ quy định nêu trên, về nguyên tắc, di sản thừa kế của
cô ruột bạn sẽ được chia cho 2 người con ruột của bà, trừ trường hợp được quy
định tại khoản 3 Điều 651 nêu trên.
Ví dụ, theo khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này, các con của cô
ruột bạn không được quyền hưởng di sản nếu thuộc một trong các trường hợp như
sau:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức
khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm
phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để
lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người
thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó
có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để
lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di
chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí
của người để lại di sản”.
Khi các con của cô ruột bạn đều đã chết, không có quyền hưởng
di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc họ từ chối nhận di sản, di sản của cô
ruột bạn sẽ được chia cho những người ở hành thừa kế thứ 2 của cô bao gồm: ông
nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cháu ruột gọi cô
là bà nội, bà ngoại.
Nếu những người ở hàng thừa kế thứ 2 cũng như hàng thừa kế
thứ nhất, di sản của cô ruột bạn mới được chia theo pháp luật cho hàng thừa kế
thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột
của của cô; cháu ruột gọi cô là bác ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột gọi cô là
cụ nội, cụ ngoại. Khi đó, bạn mới được chia di sản thừa kế của cô, với tư cách
là cháu ruột gọi cô là cô ruột. Tất nhiên, trong trường hợp này, bạn cùng những
người người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Bên cạnh đó, trong quá trình cô ruột sinh sống cùng, bạn đã
chi trả những chi phí như chi phí cá nhân, thuốc men khám chữa bệnh… Bạn có thể
trao đổi với những người quản lý, được hưởng di sản của cô để họ hoàn lại cho
mình. Bởi lẽ, theo Điều 658 của Bộ luật này, các nghĩa vụ tài sản và các khoản
chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng.
2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu.
3. Chi phí cho việc bảo quản di sản.
4. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ.
5. Tiền công lao động.
6. Tiền bồi thường thiệt hại.
7. Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước.
8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân.
9. Tiền phạt.
10. Các chi phí khác”.
Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp
TRÂN TRỌNG
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua tổng đài: 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Ngọc Châm
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335