Theo quy định của các văn bản luật hiện hành cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, vậy trường hợp những thiệt hại bị gây ra do người chưa thành niên thực hiện sẽ được sử lý ra sao? trách nhiệm bồi thường thuộc về ai? được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự năm 2015 như sau.
Căn cứ theo quy định của
Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định khái niệm về người chưa thành niên như sau:
"Điều 21. Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi."
Như vậy thiệt hại dân sự do người chưa thành niên gây ra là những thiệt hại do người chưa đủ 18 tuổi gây ra, thường những người ở độ tuổi này chưa có nhận thức đầy đủ về quyền và nghĩ vụ của mình và thường hay có những hành vi thiếu suy nghĩ để lại những hậu quả về cả tinh thần và vật chất. Việc bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra được quy định trong
Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
"Điêu 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha,. mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường,nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường"
Như vậy căn cứ theo quy định của
Bộ luật dân sự năm 2015 thì nếu người chưa thành niên gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ dể bồi thường mờ người gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trường hợp người chưa thành niên gây thiệt hại nhưng không còn cha, mẹ nhưng có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường,nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường trừ trường hợp được quy định tại Điều 599
Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
"Điều 599. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý
1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
....
3. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường"
Như vậy nếu người dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại trong thời gian trường học trực tiếp quản lý thì trách nhiệm bồi thường thuộc về nhà trường trừ trường hợp nhà trường chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý trong trường hợp này thì trách nhiệm thuộc về cha, mẹ, người giám hộ người dưới mười lăm tuổi.
Để được tư vấn chính xác và cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới số điện thoại: 0982.033.335
Hệ thống tổng đài mở 24/7 luôn sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi của Quý khách hàng trong lĩnh vực Dân sự cho dù đó là vấn đề nhỏ nhất, giúp bạn gỡ rối mọi vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc trong dân sự mà chưa có cách giải quyết.
Luật Hồng Thái - Tận tâm, tậm lực vì quyền lợi của khách hàng
Bùi Phượng