Hotline: 098.203.3335
TRANH TỤNG - TỐ TỤNG HÌNH SỰ - DÂN SỰ - HÀNH CHÍNH - ĐẤT ĐAI - HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP


Trụ sở chính:
Trụ sở chính: 38LK9, Tổng cục V, Bộ Công an, Tân Triều, Hà Nội

098 203 3335 (24/7)
luathongthai@gmail.com

Một số biểu hiện của việc không độc lập và tuân theo pháp luật của Thẩm phán và Hội thẩm

(Số lần đọc 799)
Mục lục bài viết [HIỆN]

Hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm trên thực tế có thể thấy rằng, việc chưa tuân thủ nguyên tắc “độc lập khi xét xử” được biểu hiện khá đa dạng song có thể khái quát ở những biểu hiện chủ yếu sau:

Thứ nhất, hoạt động xét xử chủ yếu là hoạt động của Thẩm phán, Hội thẩm chưa phát huy hết quyền năng được giao khi thực hiện nhiệm vụ xét xử. Vị trí, vai trò của Hội thẩm không chỉ được ghi nhận ở nguyên tắc trên mà còn được quy định bằng một loạt các nguyên tắc và các quy định khác trong Bộ luật tố tụng dân sự và trong Bộ luật tố tụng hình sự như thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia, Tòa án xét xử tập thể, Hội thẩm phải từ chối tiến hành tố tụng nếu thuộc một trong các trường hợp nhất định, khi xét xử Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán. Theo quy định của pháp luật, vai trò vị trí của Hội thẩm chỉ phát sinh kể từ thời điểm Chánh án phân công và Tòa án có quyết định đưa ra vụ án ra xét xử. Kể từ đây, Hội thẩm được quyền nghiên cứu hồ sơ để xác định thẩm quyền xét xử.

Tại phiên tòa, cũng như Thẩm phán, Hội thẩm được quyền xét hỏi để làm rõ các tình tiết khách quan của vụ án, được thảo luận và biểu quyết các vấn đề giải quyết vụ án. Trong quá trình nghị án, Hội thẩm không chỉ có quyền tham gia mà còn có quyền đưa ra ý kiến để thống nhất quan điểm tại phòng nghị án để tuyên án. Những quyền năng trên của Hội thẩm nhân dân mặc dù đã được pháp luật ghi nhận và quy định rõ ràng, nhưng trên thực tế, Hội thẩm chưa phát huy được quyền năng của mình, trong nhiều phiên xét xử, việc tham gia của Hội thẩm chỉ mang tính hình thức, thủ tục mà chưa thể hiện được vai trò của người đại diện của quần chúng nhân dân trước pháp luật. Thông thường, đối với những vụ án không phức tạp, Hội thẩm chỉ đến nghiên cứu hồ sơ ngay buổi trước sát ngay mở phiên tòa. Trong điều kiện ấy, Hội thẩm chỉ nghiên cứu bản cáo trạng hoặc là không nghiên cứu hồ sơ nhưng vẫn tiến hành hoạt động xét xử tại phiên tòa. Trong trường hợp này, Hội thẩm sẽ không bị lệ thuộc vào các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án nhưng lúng túng không triển khai được mô hình để điều tra, đánh giá chứng cứ tại phiên tòa, không xác định được những vấn đề cần phải chứng minh của vụ án. Chính vì thế, Thẩm phán lại phải tóm tắt nội dung vụ án, gợi ý cho Hội thẩm những vấn đề cần hỏi. Khi tham gia xét hỏi, do nắm chắc nội dung vụ án nên Thẩm phán chủ tọa là người "độc diễn", hỏi hết các vấn đề, Hội thẩm không có gì để hỏi. Có nhiều vụ án, Hội thẩm không hề tham gia xét hỏi.

Khi nghị án, Thẩm phán cũng là người đưa ra ý kiến gợi ý là nên giải quyết theo hướng này hướng khác, Hội thẩm là người biểu quyết theo. Sau đó chủ tọa thay mặt hội đồng xét xử tuyên án. Sự quá "chủ động" của Thẩm phán làm cho Hội thẩm ở vào tình trạng lệ thuộc, thiếu chủ động trong quá trình chứng minh tội phạm và cũng chính vì thế khi đưa ra phán quyết, Hội thẩm cũng chỉ là người quyết định theo ý chí của Thẩm phán. Như vậy, tính độc lập xét xử không được bảo đảm. Pháp luật đã ghi nhận Hội thẩm có quyền độc lập trong xét xử và chỉ tuân theo pháp luật nhưng bản thân một số vị Hội thẩm không phát huy được quyền này dẫn đến tình trạng Hội thẩm tham gia xét xử chỉ là hình thức, mọi phán quyết đều phụ thuộc vào ý chí Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Giải quyết oan sai ở các nước: Giữ cán cân công lý thăng bằng!

Nguyên nhân vì đâu?

Nguyên nhân vì đâu? Có một câu hỏi đặt ra là ai quản lý, điều hành Hội thẩm nhân dân? Thực tế, do chưa có cơ chế quản lý, điều hành nên sự phân công nhiệm vụ cho Hội thẩm chưa được chú trọng, làm giảm chất lượng xét xử và gây bị động, lúng túng cho các cấp Tòa án. Ở địa phương, theo giới thiệu của Mặt trận tổ quốc, mỗi nhiệm kỳ, Hội đồng nhân dân huyện đều tiến hành bầu 18-20 Hội thẩm nhân dân để tham gia xét xử với Tòa án theo quy định của pháp luật. Số Hội thẩm được bầu hầu hết là những cán bộ đương chức đang công tác tại các cơ quan nhà nước, ở các tổ chức chính trị-xã hội như: Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ...; một số là giáo viên, cán bộ Đoàn.

Điều đáng quan tâm là, trong nhiều nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân, đa số Hội thẩm là cán bộ đương chức ít tham gia xét xử. Thậm chí, có những Hội thẩm trong suốt một nhiệm kỳ 5 năm tham gia xét xử được chục vụ án. Lý do thường là đương chức bận công tác, hoặc không có kiến thức về chuyên môn nên tự ti, mặc cảm từ chối lời mời của Tòa án. Thực tế, mỗi nhiệm kỳ thường thấy có ít nhất "một cặp" Hội thẩm là cán bộ hưu trí khá tích cực với việc tham gia xét xử. Không dưới 2/3 số bản án đã được xét xử trong một nhiệm kỳ do các Hội thẩm là cán bộ hưu trí tham gia. Trung bình mỗi tháng, lịch xét xử được bố trí từ giữa tháng đến cuối tháng, từ hình sự đến dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động. Trường hợp mà các Hội thẩm này không thể tham gia xét xử được thì các Thẩm phán thường rơi vào thế bị động. Để xử lý tình huống này, Thư ký Tòa án thường gọi điện “tìm” và khó khăn lắm mới có thể mời được một Hội thẩm còn đương chức tham gia. Nhiều trường hợp, trước lúc mở phiên tòa, tất cả những người tham gia tố tụng đều đã có mặt thì Hội thẩm vì những lý do đột xuất không tham dự được, Tòa án lại phải gọi điện nhờ Hội thẩm khác “chữa cháy”. Gần như, tham gia xét xử của Hội thẩm trong mỗi phiên tòa mới chỉ nhằm mục đích chủ yếu là cho đủ thành phần theo luật định. Những trường hợp này, phiên tòa khai mạc rất muộn và thường kéo dài. Nếu không có vị Hội thẩm nào tham gia thì đương nhiên phiên tòa bị hoãn lại, gây phiền toái cho người dân, ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của tòa án khi xét xử. Quá trình tố tụng, do hạn chế về kiến thức pháp luật và không nắm rõ tình tiết vụ án nên có những Hội thẩm đưa ra nhiều câu hỏi không có trọng tâm, ảnh hưởng chất lượng phiên tòa, thậm chí gây cản trở cho những người tham dự phiên tòa.

Tuy nhiên, trong một số trường có Thẩm phán vẫn mời Hội thẩm "lẽ ra"không được tham gia- không đủ điều kiện tham gia xét xử; đến khi vụ án bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng xét xử phúc thẩm xem xét lại thành phần hội đồng xét xử ở cấp sơ thẩm và thấy không đúng nên quyết định hủy án, giao vụ án về cấp sơ thẩm xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật. Do cách vận dụng máy móc như vậy, một số vụ án tuy không mấy phức tạp nhưng phải xử đi, xử lại nhiều lần, gây hoang mang cho những người có nghĩa vụ tham gia phiên tòa. Rút kinh nghiệm ở những lần bị hủy án, cấp sơ thẩm khi gặp các trường hợp như trên thì Tòa án tiến hành làm việc với Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và thống nhất  cách ghi tên, chức vụ của Hội thẩm vào bản án: phần tên của vị Hội thẩm có ghi chức vụ, đơn vị công tác nhưng kèm chú thích "nguyên là cán bộ Đoàn", "nguyên là giáo viên"...tránh rắc rối sau này.

Thứ hai, Thẩm phán và Hội thẩm quá lệ thuộc vào kết quả điều tra ban đầu, tức là lệ thuộc những thông tin, tài liệu có trong hồ sơ vụ án. Chúng ta biết rằng, Tòa án Việt Nam không có chức năng điều tra, xây dựng hồ sơ vụ án. Tại phiên tòa, nhiệm vụ của Hội đồng xét xử là phải kiểm tra, đánh giá các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án để xem các kết luận trước đó có cơ sở hay không. Nhiều vụ án, Hội đồng xét xử tin vào kết quả điều tra có trong hồ sơ vụ án nên có thành kiến, từ đó đặt ra những câu hỏi mang tính áp đặt buộc. Hoặc Hội đồng xét xử đặt ra những câu hỏi mang tính mớm cung như bị cáo đã từng làm việc này, việc kia đúng không? Khi có mâu thuẫn trong lời khai của những người tham gia tố tụng, Hội đồng xét xử thay vì việc phải vạch ra sự bất hợp lý trong lời khai của họ thì lại lấy lời khai của họ trước đó làm "chuẩn mực"để hướng những người này khai phù hợp với "chuẩn mực" đó. Quá trình chứng minh tội phạm là nghĩa vụ của cơ quan tiến hành tố tụng nhưng cũng là quyền của những người tham gia tố tụng. Trong trường hợp này, Hội đồng xét xử nên tạo điều kiện để họ thực hiện quyền tự bào chữa, quyền tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Thứ ba, có sự thống nhất chứng cứ và định hướng trước việc xét xử. Đó là việc họp ba ngành Công an, Viện kiểm sát, Tòa án để thống nhất áp dụng tội danh, họp bàn án trong nội bộ cơ quan, thỉnh thị án cấp trên trước khi xét xử. Việc họp ba ngành Công an, Viện kiểm sát và Tòa án trước khi xét xử không được quy định trong BLTTDS.

Thứ tư, có sự tác động từ các nhân tố bên ngoài đến hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm.

+ Sự tác động của Chánh án: Chánh án có ảnh hưởng đến hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm. Thông qua hoạt động họp bản án, nhiều Chánh án đã can thiệp cụ thể vào việc xét xử. Ngoài ý nghĩa tích cực hạn chế được sự sai sót trong xét xử thì việc tác động của Chánh án đến hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm đều vi phạm nguyên tắc. Chánh án là người quản lý đơn vị, chỉ đạo của Chánh án, Thẩm phán không thể không nghe. Nếu chỉ đạo đúng thì không sao, nhưng có trường hợp lạm dụng sự chỉ đạo để tác động trái pháp luật vào hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm.

+ Sự tác động của cấp ủy Đảng: Sự tác động này không  mang  tính thường xuyên nhưng rõ ràng trong thực tế có nhiều vụ án, sự tác động của cấp ủy Đảng đã dẫn đến việc xét xử không chính xác nếu không muốn nói là sai pháp luật. Luật tố tụng đã quy định khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Đứng về lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành, người ta có quyền có ý kiến. Nhưng trước ý kiến đó, người Thẩm phán phải xem xét và làm đúng theo pháp luật. Và sự tác động từ bên ngoài không thể là không có. Người tác động không đúng đến hoạt động xét xử của Tòa án rõ ràng vi phạm pháp luật nhưng kết quả Thẩm phán và Hội thẩm xét xử sai phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Chưa có con số thống kê về số vụ án xét xử có sự tác động từ cấp ủy Đảng nhưng thực tế cấp ủy Đảng đã can thiệp khá nhiều vào hoạt động xét xử của Tòa. Đó là sự can thiệp của cá nhân, vì quyền lợi cá nhân, nhân danh Đảng, nhân danh tổ chức để tác động mà hoàn toàn không theo nguyên tắc lãnh đạo của Đảng và vì lợi ích của quốc gia. Sự tác động là vi phạm nguyên tắc xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, Thẩm phán và Hội thẩm vẫn không đứng ngoài sự tác động đó. Thẩm phán, Hội thẩm trước khi họ là quan Tòa thì họ cũng là con người với những lo toan rất đỗi bình thường về lương bổng, về nhà cửa, về vị trí trong xã hội. Các cơ quan, người tiến hành tố tụng tuy nói là độc lập nhưng họ vẫn phải giữ mối quan hệ tốt với các cơ quan khác trên địa bàn như cơ quan Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Đặc biệt những trường hợp Thẩm phán, Hội thẩm là thành viên của cấp ủy Đảng thì quan hệ giữa Thẩm phán và cấp ủy Đảng như là quan hệ giữa "cấp trên, cấp dưới". Hiện tại, muốn chỉ đạo, cấp ủy thường "nêu vấn đề" chứ không "duyệt án" như trước, chỉ vậy thôi nhưng chẳng có mấy người làm khác. Từ đó, thấy rõ những vấn đề còn hạn chế tính độc lập trong xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, tổ chức và quyền lực của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

+ Sự tác động của các cá nhân, tổ chức khác: Đây là sự tác động thường xuyên đến hoạt động xét xử của Tòa án. Trước hết là sự tác động của những người tham gia tố tụng, họ có thể tác động trực tiếp hay gián tiếp thông qua các cá nhân có chức vụ quyền hạn. Mục đích của sự tác động nhằm hướng hoạt động xét xử làm sao đảm bảo tối đa lợi ích của họ. Lợi ích này có thể là chính đáng, có thể không, tuy nhiên, phần lớn, mọi sự tác động đều nhằm mục đích giảm nhẹ hình phạt, được hưởng án treo, tăng hoặc giảm mức bồi thường thiếu căn cứ pháp luật. Cách thức tác động thường là dùng tiền, vật có giá trị để "hối lộ"cho những người tham gia xét xử vụ án. Hạn hữu có những trường hợp đe dọa, ép buộc Hội đồng xét xử phải xử theo lợi ích của họ nếu không muốn nhận lấy hậu quả xấu từ phía bản thân và gia đình. Những người tham gia tố tụng cũng có thể thông qua các cá nhân có chức vụ, quyền hạn mà họ quen biết để tác động như Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc cấp trên. Thủ trưởng cơ quan điều tra, Chánh án cấp trên hoặc những cá nhân khác. Sự tác động này đã làm cho việc xét xử không được khách quan và chính xác, xét xử không nghiêm minh.

+  Sự tác động của cơ quan báo chí, dư luận: Có rất nhiều vụ án đã được báo chí đề cập đến và trong thời đại ngày nay -thời đại bùng nổ, công khai mọi thông tin, hoạt động xét xử của Tòa án không nằm ngoài "sự quan tâm"của báo chí. Những vụ án Tòa xét xử "nhẹ"hoặc là xét xử chưa chính xác làm lợi cho một số người nhất định "được" báo chí quan tâm. Vấn đề đặt ra là khi có kháng cáo, kháng nghị, bị hủy thì cấp sơ thẩm xét xử lại như thế nào. Có nhiều vụ án, cấp sơ thẩm xét xử độc lập theo quan điểm của mình trên cơ sở pháp luật nhưng cũng có những vụ án xét xử lại làm theo hướng "làm dịu"sự phản ứng của báo chí. Xét cho cùng, báo chí cũng chỉ là quan điểm tranh luận của cá nhân, thậm chí đó là quan điểm của tập thể, quan điểm đó có thể đúng và cũng có thể chưa chính xác. Nếu Thẩm phán và Hội thẩm xét xử không dựa theo pháp luật và bị tác động bởi dư luận, báo chí thì rõ ràng vi phạm nguyên tắc.Cũng như những tác động khác từ bên ngoài, tác động của báo chí đến hoạt động xét xử là khách quan, không thể không có, người ta có quyền bày tỏ quan điểm, bình luận về các quyết định của Tòa án. Thẩm phán và Hội thẩm cần lắng nghe dư luận nhưng khi xét xử phải tuân theo pháp luật.

Luật hồng thái.jpg

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua tổng đài: 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com

Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).

Trang Nguyễn

Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn  của chúng tôi:

Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335

- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335

- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335

Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335

- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335 

TAGs:vi phạm không độc lập không tuân theo pháp luật thẩm phánhổi thẩm

Mời bạn đánh giá bài viết này!
Đặt câu hỏi
Báo giá vụ việc
Đặt lịch hẹn

Có thể bạn quan tâm?

Cưỡng chế đối với tài sản thuộc sở hữu chung
Các biện pháp bảo đảm thi hành án
Tạm đình chỉ thi hành án
Nghĩa vụ của Bên cung ứng dịch vụ
Công ty Luật Hồng Thái là một đơn vị hàng đầu trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự.
Quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin thi hành án
Công ty Luật Hồng Thái là một đơn vị Luật hàng đầu trong lĩnh vực thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án và xử lý thi hành án hiệu quả.
Thủ tục tố tụng dân sự được tòa án cấp sơ thẩm áp dụng trong trường hợp đương đương sự chết mà quyền và nghĩa vụ của họ được thừa kế.
trả lại đơn khởi kiện
Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ lý vụ án dân sự
Trách nhiệm bồi thường của người giám hộ
Người có quyền kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự
Đối tượng kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm bao gồm: - Bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. - Quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Toàn án sơ thẩm chưa có hiệu lực. Vậy ai là người có quyền kháng cáo, kháng nghị.
 
Tin nhiều người quan tâm
Làm giấy khai sinh muộn bị phạt bao nhiêu tiền?
 
Giấy khám sức khỏe có thời hạn bao lâu?
Giấy khám sức khỏe là tài liệu quan trọng, “có mặt” trong hầu hết hồ sơ đăng ký học, hồ sơ xin việc...
 
Nhập hộ khẩu cho con muộn bị phạt thế nào?
Theo quy định của pháp luật về cư trú, trẻ sinh ra phải được nhập hộ khẩu cho trong thời hạn 60 ngày...
 
Một doanh nghiệp có thể thành lập tối đa bao nhiêu chi nhánh?
Theo quy định của pháp luật, một doanh nghiệp có thể đăng ký tối đa bao nhiêu chi nhánh? Cùng Luật...
 
BỆNH NHÂN TỬ VONG TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ BÁC SĨ CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM KHÔNG?
Bác sĩ là một nghề yêu cầu về bằng cấp, máy móc, yêu cầu kiểm định gắt gao vô cùng để có thể hành...
 

Thư viện video

Dành cho đối tác

Giới thiệu

Về chúng tôi

Công ty luật Quốc Tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp – Nơi các luật sư, chuyên gia tư vấn có trình độ cao, có kinh nghiệm nhiều năm trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thuế – kế toán, sở hữu trí tuệ, tố tụng, lao động, đất đai…đảm nhiệm.

Kinh tế đang phát triển, xã hội có sự phân công lao động rõ ràng. Và chúng tôi hiện diện trong cộng đồng doanh nghiệp để đồng hành, chia sẻ, gánh vác và hỗ trợ các doanh nghiệp.

Chi tiết→

CÁC CHUYÊN VIÊN TƯ VẤN CỦA CHÚNG TÔI

luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Tiến Sĩ, Luật Sư Nguyễn Hồng Thái
Tiến sĩ - Luật sư tranh tụng hình sự, dân sự

Luật Sư Trần Anh Minh
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự 


Luật Sư Nguyễn Văn Diên
Tư vấn pháp luật đất đai

Luật Sư Nguyễn Thị Tình
Luật sư tranh tụng Dân sự, Hình sự

Thạc Sĩ, Luật Sư Nguyễn Thị Hồng Liên
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

Luật sư Phạm Thị Vân

Luật sư đất đai, doanh nghiệp, lao động


Luật Sư. Lê Ngọc Trung
Luật Sư: Tranh Tụng Doanh Nghiệp

Copyright © 2014-2018 All Rights Reserved - luathongthai.com
Design by and support ThanhNam Software