Việc có các tranh chấp với nhau là việc diễn ra thường xuyên. Nhưng pháp luật luôn yêu cầu có những tranh chấp sẽ cần phải tiến hành hòa giải trước khi tòa án giải quyết. Vậy những trường hợp nào yêu cầu phải hòa giải trước khi tòa án giải quyết. dưới đây là tư vấn từ Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp.
I. Căn cứ pháp lý
II. Nội dung tư vấn
Những tranh chấp cần phải tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật:
- Tranh chấp về ly hôn
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hiện nay việc
hòa giải ở cơ sở theo quy định tại Điều 52
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là không bắt buộc.
Nhà nước khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở nhằm giúp các bên có thể tự thỏa
thuận, xem xét lại để tự giải quyết những mâu thuẫn nhằm khuyết khích các bên tự
giải quyết mâu thuẫn.
Tuy nhiên, thủ tục hòa giải tại tòa án theo
quy định tại Điều 54
Luật hôn nhân và gia đình 2014 là bắt buộc “Sau khi đã
thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật
về tố tụng dân sự”
Theo đó, tại Điều 205
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thủ tục hòa giải
như sau "Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành
hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những
vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được theo quy định tại
điều 206 và 207
Bộ luật tố tụng dân sự" Sau khi hết thời hạn chuẩn bị xét xử và đã tiến
hành hòa giải theo luật định nhưng không thành, Tòa án sẽ ra một trong các quyết
định đưa vụ án ra xét xử, đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc công nhận sự thỏa thuận của
các đương sự. Nếu Tòa án ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử thì trong thời hạn một
tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà;
trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.
Như vậy, thủ tục hòa giải tại tòa án là bắt buộc
và không thể bỏ qua giai đoạn này.
- Tranh chấp về lao động
Hòa giải được xem là một trong những phương án
tối ưu trong quá trình giải quyết tranh chấp nói chung và giải quyết tranh chấp
lao động nói riêng. Thông qua hòa giải, người sử dụng lao động và người lao động
có thể tháo gỡ những mâu thuẫn, tranh chấp lợi ích một cách nhanh chóng, đạt được
lợi ích của mình một cách nhanh chóng mà không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ của
hai bên.
Theo quy định tại Điều 194
Bộ luật lao động 2012 trong nguyên tắc giải quyết
tranh chấp lao động phải đảo đảm thực hiện hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn
trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội,
không trái pháp luật.
Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
lao động cá nhân bao gồm:
- Hoà giải viên lao động.
- Toà án nhân dân.
Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp
tranh chấp có tính chất nghiêm trọng mà hòa giải có nguy cơ không giải quyết
triệt để được vấn đề hoặc mang đến những bất lợi nhất định cho phía người lao động,
pháp luật cũng quy định các trường hợp ngoại lệ là các tranh chấp không bắt buộc
phải thông qua hòa giải. Theo Khoản 1 Điều 201
Bộ luật lao động 2012 quy định các tranh chấp lao động
không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải cụ thể như sau:
- Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa
thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt
hợp đồng lao động;
- Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng
lao động;
- Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật
về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y
tế.
- Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động
với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng
- Tranh chấp về đất đai
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3
Luật đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai là
tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên
trong quan hệ đất đai.
Theo Khoản 1 Điều 202
Luật Đất đai 2013 khi xảy ra tranh chấp, Nhà nước
khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp
đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
- Nếu các bên tranh chấp không hòa giải được
thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất để yêu cầu hòa giải. Kết quả hòa giải tại
UBND cấp xã xảy ra một trong hai trường hợp sau:
Trường hợp 1: Hòa giải thành (sẽ kết thúc
tranh chấp)
Trường hợp 2: Hòa giải không thành
Việc pháp luật quy định bắt buộc phải thực hiện hòa giải để các bên ngồi lại với nhau để thống nhất ý kiến hòa giải với nhau. đây là những quy định đúng đắn của pháp luật.