Chào luật sư. Gia đình tôi có một thửa đất rộng 150m2. Hiện nay xung quanh thửa đất các hộ liền kề đã xây nhà cửa kiên cố. nay gia đình tôi muốn xây nhà trên thửa đất đấy nhưng không có được lối ra vào? Mặc dù gia đình chúng tôi đã thương lượng với các hộ liền kề nhưng không hộ nào chấp nhận bán một phần thửa đất của gia đình họ cho chúng tôi để chúng tôi có lối ra vào? Vậy luật sư cho tôi hỏi giờ gia đình tôi phải làm như thế nào để có thể có được lối ra vào thửa đất ạ?
I. Căn cứ pháp lýII. Nội dung tư vấn
19006248
"Quyền đối với bất động
sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản
chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc
quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền)."
Quyền đối với bất động sản liền kề được pháp luật quy định cụ thể từ điều 245 đến điều 256 bộ luật dân sự 2015 bao gồm: + Quyền và nghĩa vụ cấp thoát nước đối với bất động sản liền kề.
+ Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác
+ quyền về lối đi
+ Quyền về mắc dây diện qua
Theo quy định tại điều 254
Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của bất động sản liền kề đối về quyền lối đi
Cụ thể:
"Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
- Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù."
Như vậy trong trường hợp gia đình bạn không thể thương lượng đối với các hộ liền kề để mở lối ra vào thì bạn có thể gửi đơn lên tòa án nhân dân huyện nơi có bất động sản yêu cầu tòa án xem xét và yêu cầu 1 trong các hộ bất động sản liền kề phải thực hiện việc mua bán cho gia đình bạn một diện tích đất phù hợp cho việc đi lại.
Theo khoản 1 điều 254 bộ luật dân sự 2015 quy định tòa án sẽ xem xét việc mở lối đi nào trên bất động sản liền kề nào là thuận tiện nhất, sau đó sẽ yêu cầu các bên thương lượng về giá mua bán. Nếu không thể thống nhất thì tòa án sẽ đưa ra một mức gia và buộc các bên phải thực hiện.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua 0982.033.335 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Nguyễn Văn Triển
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan: