CÁC BƯỚC ĐỂ TRỞ THÀNH THẨM PHÁN Ở VIỆT NAM
|
|
(Số lần đọc 1102)
Thẩm phán một nghề vô cùng cao quý, cũng là nghề bao nhiêu người mơ ước. Vậy bạn phải trải qua quá trình rèn luyện như thế nào mới có thể trở thành một Thẩm phán tại Việt Nam.
I. Căn cứ pháp lý- Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 II. Nội dung tư vấn 19004268 Bước 1: Bạn phải đang là Thư ký Tòa ánĐể trở thành Thư ký Tòa án, bạn phải học thật tốt để có bằng cử nhân Luật và sau đó thi đậu kỳ thi tuyển công chức vào ngành Tòa án và được bổ nhiệm chức danh Thư ký Tòa án.Căn cứ vào Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 thì người được bổ nhiệm chức danh tư pháp là Thẩm phán phải là người đã có: Bằng cử nhân luật, có thời gian làm công tác pháp luật. Hay nói cách khác, để trở thành thẩm phán trước hết bạn phải có bằng cử nhân luật, sau đó cách tốt nhất là bạn xin vào Tòa án để làm thư ký, thời gian làm thư ký bạn phải phấn đấu để được sớm đi học lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử, đồng thời bạn phải phấn đấu để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản.Tùy thuộc vào khả năng của bạn và nhu cầu tại Tòa án nơi bạn công tác thì thời gian được lên làm Thẩm phán sẽ nhanh hoặc chậm.Bước 2: Bạn phải hoàn thành khóa học đào tạo nghiệp vụ xét xửBạn phải có chứng chỉ về đào tạo nghiệp vụ xét xử do cơ sở trong nước có chức năng đào tạo về nghiệp vụ xét xử theo quy định của pháp luật; nếu chứng chỉ do cơ sở đào tạo của nước ngoài cấp thì chứng chỉ đó phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam công nhận.Sau khi bạn phấn đấu, học tập và công tác tại Tòa án, bạn sẽ được cử đi học khóa học đào tạo nghiệp vụ xét xử này (Thời gian đào tạo: 01 năm). Đây được xem là điều kiện cần để trở thành một Thẩm phán tương lai.Bước 3: Bạn được bổ nhiệm trở thành Thẩm phánChỉ khi bạn có được Quyết định bổ nhiệm thẩm phán của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì lúc đó bạn mới chính thức trở thành thẩm phán.Thẩm phán được chia làm 4 ngạch như sau: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp. Mỗi ngạch thẩm phán có thêm những điều kiện khác.Một số điều kiện khác:+ Không thuộc trường hợp quy định về “Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng”.+ Chưa bao giờ bị kết án (kể cả trường hợp đã được xóa án tích).…Nhìn chung, xét về mặt thời gian, để trở thành Thẩm phán bạn cần phải trải qua những khoảng thời gian sau (trừ trường hợp đặc biệt)Đối với thẩm phán sơ cấp ít nhất 10 năm, bao gồm: Lấy được bằng cử nhân luật (thông thường 4 năm), có thời gian công tác pháp luật (5 năm) và tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử (1 năm)Đối với thẩm phán trung cấp ít nhất 15 năm, bao gồm: Quá trình đạt được thẩm phán sơ cấp (10 năm), đã là thẩm phán sơ cấp (5 năm).Đối với thẩm phán cao cấp ít nhất 20 năm, bao gồm: Quá trình trở thành thẩm phán sơ cấp và trung cấp (15 năm), đã là thẩm phán trung cấp (5 năm)Với thời gian như vậy, có thể thấy rằng để trở thành thẩm phán cấp cao không hề dễ dàng và sẽ tốn rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, điều này cũng là rất hợp lý đối với một nghề có tầm ảnh hưởng lớn đến xã hội
TAGs:CÁC BƯỚC ĐỂ TRỞ THÀNH THẨM PHÁN Ở VIỆT NAM #
Mời bạn đánh giá bài viết này!
|
Đặt câu hỏi
|
Báo giá vụ việc
|
Đặt lịch hẹn
|
Có thể bạn quan tâm?
|
|
Tin nhiều người quan tâm
Thư viện video
» Thông tin về các sản phẩm Hilaphar
Dành cho đối tác
|