I.Cơ sở pháp lý:
-Bộ Luật dân sự 2015
II. Nội dung tư vấn
Theo quy định tại Điều 8 bộ Luật dân
sự 2015 về các căn
cứ xác lập quyền dân sự như sau:
19004268
1.
Hợp đồng:
Khái niệm: Hợp đồng là hình thức pháp lý phổ biến đầu
tiên được nói đến trong quan hệ này bởi nó luôn chứa đựng ý chí của các bên.
Trong quan hệ hợp đồng các bên xác lập các quyền và nghĩa vụ cho nhau, quyền
của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia.
VD: A và B thiết lập hợp đồng mua bán xe ô tô,
quyền của bên A là được nhận tiền thì nghĩa vụ của bên B là phải thanh toán
tiền cho bên A.
2. Hành vi pháp
lý đơn phương
Khái niệm: Hành vi pháp lý đơn phương có thể hiếu đó
là thể hiện quyết định từ một phía mà không nhất thiết phải có sự thỏa thuận,
thống nhất ý chí với bên còn lại. Bên còn lại có thể chấp nhận hoặc không chấp
nhận những quyền lợi mà bên kia dành cho mình. Đây cũng là cơ sở làm phát sinh
quyền dân sự của các bên.
VD: Ông A
tặng tài sản cho cháu gái của mình là chị B, tuy nhiên chị B có quyền từ chối
hoặc nhận tài sản đó.
3. Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm
quyền khác theo quy định của luật
Khái niện: Sau khi tiến hành giải quyết tranh chấp,
giải quyết yêu cầu tại Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền…thì các bản án, quyết
định của Tòa án, quyết định của các cơ quan có thẩm quyền chứa đựng những cơ sở
để xác lập quyền cho các chủ thể.
VD: A
và B tiến hành đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã, sau khi có giấy chứng
nhận đăng ký kết hôn thì quan hệ hôn nhân phát sinh giữa A và B. Từ đó A và B
xuất hiện các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng
Hay A và B ly
hôn và đã có quyết định của Tòa án thì quan hệ vợ chồng của A và B chấm dứt.
4. Kết quả của lao động, sản xuất, kinh
doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
Khái niệm: Đây cũng là một căn cứ quan trọng để xác
lập các quyền của chủ sở hữu đối với tài sản, thu nhập do mình tạo ra bằng
chính công sức, trí tuệ, chi phí của mình. Đối với những tài sản trí tuệ như
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tác phẩm văn học…thì cần xác định ai là người
có quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản trí tuệ đó để từ đó làm
căn cứ xác lập quyền một cách đầy đủ, chính xác
VD: ông A là tác giả tập thơ, ông A đã
xuất bản“ Nhớ quê” thì xác định ông A là người có quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp đối với tác phẩm là
tập thơ “ Nhớ quê” đó để từ
đó làm căn cứ xác lập quyền một cách đầy đủ, chính xác.
5. – Chiếm hữu tài sản
Khái niệm: Việc chiếm hữu tài sản đã được quy
định cụ thể trong Luật này, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà những người
đang chiếm hữu tài sản có những quyền nhất định trong phạm vi của mình. Nghiêm
cấm các trường hợp lợi dụng việc chiếm hữu tài sản của chủ sở hữu để làm trái
quy định của pháp luật, chiếm hữu trái phép tài sản của chủ sở hữu để làm lợi
riêng cho mình.
6. Sử dụng tài sản, được lợi về
tài sản không có căn cứ pháp luật:
Khái niệm: Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản
không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn
mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản, thì trở thành chủ
sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp tài sản
thuộc sở hữu toàn dân.
7. Xác
lập quyền từ việc bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật:
Khái niệm: Khi một người thực hiện hành vi trái pháp
luật và gây thiệt hại cho người khác phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
Đây là căn cứ xác lập quyền của người bị thiệt hại.
8.
Xác
lập quyền từ việc thực hiện công việc không có ủy quyền:
Khái niệm: Thực hiện công việc không có ủy quyền là
việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực
hiện công việc đó, hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện
khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.
Trên đây là những tư vấn từ Công ty luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp chúng tôi.