Con gái tôi 19 tuổi hiện nay bị bệnh tâm thần vậy tôi có thể yêu cầu tuyên bố cháu là người mất năng lực hành vi dân sự không và thủ tục cụ thể như thế nào?. Xin Công ty luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp tư vấn giúp tôi
Chúng
tôi xin được tư vấn cho bác như sau:
I. Căn cứ pháp lý:
- Bộ luật dân sự 2015
II. Nội dung tư vấn
19004268
Người
mất năng lực hành vi dân sự là người thành niên (đủ 18 tuổi trở lên) nhưng
không có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình, không thể tự mình
giao dịch dân sự và được tòa tuyên mất năng lực hành vi dân sự...
Tại
Điều 22 Bộ luật dân sự quy định về mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không
thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi
ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố
người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định
pháp y tâm thần.
Khi
không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu
cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ
quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất
năng lực hành vi dân sự.
2.
Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện
theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Căn cứ quy định trên,
nguyên nhân dẫn đến một người bị mất năng lực hành vi dân sự là do bị bệnh tâm
thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của
mình. Với quy định: " theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích
liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố
người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định
pháp y tâm thần." có thể hiểu như sau:
- Thứ nhất, một người chỉ bị coi là mất năng lực hành vi
dân sự khi có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên người đó mất năng lực
hành vi dân sự. Nghĩa là, mặc dù trong cuộc sống thường ngày, một người có các
dấu hiệu cho thấy họ bị mất năng lực hành vi dân sự như: có những dấu hiệu bất
thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm,...nhưng người thân
hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hay tổ chức, cá nhân khác liên quan
không có yêu cầu bằng đơn yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân
sự tới Tòa án có thẩm quyền thì về mặt pháp lý người đó vẫn không bị coi là mất
năng lực hành vi dân sự. Chỉ khi có quyết định của Tòa án tuyên một người bị
mất năng lực hành vi dân sự thì người đó mới bị coi là đã mất năng lực hành vi
dân sự.
- Thứ hai, việc tuyên bố một người bị mất năng lực hành
vi dân sự phải căn cứ vào kết luận giám định pháp y tâm thần. Khi có yêu cầu,
Tòa án sẽ phối hợp với cơ quan y tế thực hiện giám định pháp y tâm thần đối với
người được yêu cầu, và quyết định của Tòa án khi tuyên một người bị mất năng
lực hành vi dân sự phải dựa trên kết quả giám định đó
1- Cơ quan tiếp nhận và
giải quyết yêu cầu:
Tòa án nhân dân cấp huyện
(Điều 27 và Điều 35 BLTTDS 2015);
2- Đối tượng có quyền yêu
cầu Tòa tuyên mất năng lực hành vi dân sự:
Cá nhân/tổ chức có quyền,
lợi ích liên quan.
“Khi một người do bị bệnh
tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì
theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức
hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi
dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần” (Điều 22 BLDS năm
2015);
“Người có quyền, lợi ích
liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người
mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật dân sự"(Điều
37 BLDS)
3- Hồ sơ thủ tục yêu cầu
tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự:
- Đơn yêu cầu - theo mẫu tại Nghị
Quyết số 01/2017/NQ-HĐTP;
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh người
đứng tên yêu cầu là người có quyền yêu cầu;
- Giấy CMND, Sổ hộ khẩu của người yêu
cầu;
- Bản kết luận của cơ quan chuyên môn
có thẩm quyền và các chứng cứ khác để chứng minh người bị yêu cầu bị bệnh
tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành
vi của mình.
(Nếu không có kết luận của
cơ quan chuyên môn có thẩm quyền, thì có thể yêu cầu Tòa án trưng cầu giám
định); và một số giấy tờ khác tùy vào trường hợp cụ thể.
4- Trình tự yêu cầu tòa án tuyên bố mất năng lực
hành vi dân sự:
- Người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án
trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với người bị yêu cầu tuyên bố mất
năng lực hành vi dân sự đối với trường hợp chưa có kết quả kiểm tra của cơ
quan chuyên môn về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của người được
yêu cầu tuyên mất năng lực hành vi dân sự;
- Khi có kết luận giám định, Tòa sẽ
ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu;
- Nếu chấp nhận đơn yêu cầu, Tòa ra
quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự đối với người được yêu
cầu.
- 5- Thời hạn yêu cầu tòa án tuyên bố mất năng lực
hành vi dân sự: (Điều 366 BLTTDS)
- Trong thời hạn 01 tháng kể từ khi Tòa
có thụ lý đơn yêu cầu, Tòa phải ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu;
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu,
Tòa phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu;
6- Lệ phí yêu cầu tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự: 300.000
đồng.
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty TNHH Luật Quốc tế Hồng Thái và Đồng nghiệp.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua 0982.033.335 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Hương Nguyễn