Em trai tôi đã được Tòa án tuyên là người mất năng lực hành vi dân sự chị gái tôi là người giám hộ cho em trai tôi, hiện em trai tôi có tài sản là nhà và đất diện tích 140 m2, địa chỉ xã Tế Tân, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Chị gái tôi tự ý bán tài sản này vậy chị gái tôi có quyền được bán không?
I. Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật dân sự 2015.
II. Nội dung tư vấn
19004268
Chúng tôi xin tư vấn vụ việc của bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 59BLDS về quản lý tài sản của người được giám hộ
1.
Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có
trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình;
được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì
lợi ích của người được giám hộ.
Việc
bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao
dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải
được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người
giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các
giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài
sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện
vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám
hộ.
2.
Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản
lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được
quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó việc quản lý tài sản được
quy định bốn nội dung chính sau:
- Thứ nhất, người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của
người được giám hộ như tài sản của chính mình. Quy định này nhấn mạnh trách
nhiệm của người giám hộ đối với tài sản của người được giám hộ. Theo đó, quy
định yếu cầu sự tận tâm và thực hiện mọi hành vi trong khả năng có thể để thực
hiện việc quản lý tài sản, cũng chính là để thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của người được giám hộ.
- Thứ hai, người giám hộ khi thực hiện các giao dịch dân sự
liên quan đến tài sản có giá trị lớn bao gồm: bán, trao đổi, cho thuê, cho
mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cộc và các giao dịch khác phải có sự đồng
ý của người giám sát việc giám hộ. Các giao dịch liên quan đến tài sản có giá
trị lớn là nguồn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của người được
giám hộ. Vì vậy, các giao dịch này chỉ được xác định là đủ điều kiện khi có đặt
dưới sự giám sát, có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
- Thứ ba, người giám hộ không được đem tài sản của người được
giám hộ tặng cho người khác. Việc quản lý tài sản của người được giám hộ là để
thực hiện việc chăm sóc, giáo dục, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của
người giám hộ, tài sản của người được giám hộ đặt dưới sự quản lý của người
được giám hộ, tuy nhiên không có nghĩa người giám hộ là chủ sở hữu đối với tài
sản này.
- Thứ tư, các giao dịch dân sự giữa người dám hộ với người
được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu.
Như vậy, căn cứ vào quy định trên, chị
gái bạn chỉ
được bán tài sản của em trai bạn khi việc bán đó là để
phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của em trai bạn và được sự đồng ý của
người giám sát việc giám hộ.
Trên đây là những tư vấn từ Công ty luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp chúng tôi.