Điều lệ của pháp nhân được quy định như thế nào trong Bộ luật dân sự 2015
I. Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự năm 2015
II. Nội dung tư vấn
19004268
Theo Điều 77 Bộ luật dân sự năm 2015
quy định về điều lệ
của pháp nhân
1. Pháp nhân phải
có điều lệ trong trường hợp pháp luật có quy định.
2. Điều lệ của
pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên gọi của
pháp nhân;
b) Mục đích và
phạm vi hoạt động của pháp nhân;
c) Trụ sở chính;
chi nhánh, văn phòng đại diện, nếu có;
d) Vốn điều lệ,
nếu có;
đ) Đại diện theo
pháp luật của pháp nhân;
e) Cơ cấu tổ chức;
thể thức cử, bầu, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, nhiệm vụ và quyền hạn của
các chức danh của cơ quan điều hành và các cơ quan khác;
g) Điều kiện trở
thành thành viên hoặc không còn là thành viên của pháp nhân, nếu là pháp nhân
có thành viên;
h) Quyền, nghĩa vụ
của các thành viên, nếu là pháp nhân có thành viên;
i) Thể thức thông
qua quyết định của pháp nhân; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ;
k) Thể thức sửa
đổi, bổ sung điều lệ;
l) Ðiều kiện hợp
nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức, giải thể pháp nhân.
Thư nhất: Tên
gọi của pháp nhân được quy định tại điều 78 Bộ luật dân sự 2015
1. Pháp nhân phải có tên gọi bằng tiếng
Việt.
2. Tên gọi của
pháp nhân phải thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với các
pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động.
3. Pháp nhân phải
sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch dân sự.
4. Tên gọi của
pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Thứ hai: Trụ sở của pháp nhân được quy định tại Điều 79 Bộ
luật dân sự năm 2015
1. Trụ sở của pháp
nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân. Trường hợp thay đổi trụ sở thì
pháp nhân phải công bố công khai.
2. Địa chỉ liên
lạc của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân. Pháp nhân có thể chọn nơi
khác làm địa chỉ liên lạc.
Thứ ba: Đại
diện của pháp nhân
Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện
theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người đại diện của pháp nhân phải
tuân theo quy định về đại diện tại Chương IX Bộ luật dân sự 2015.
Thứ ba: Hợp nhất pháp nhân
1. Các pháp nhân
có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới.
2. Sau khi hợp
nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân mới được
thành lập; quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân cũ được chuyển giao cho pháp
nhân mới.
Thứ tư: Sáp nhập pháp nhân
1. Một pháp nhân
có thể được sáp nhập (sau đây gọi là pháp nhân được sáp nhập) vào một pháp nhân
khác (sau đây gọi là pháp nhân sáp nhập).
2. Sau khi sáp
nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt tồn tại; quyền và nghĩa vụ dân sự của
pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhập.
Thứ năm: Chia pháp nhân
1. Một pháp nhân
có thể chia thành nhiều pháp nhân.
2. Sau khi chia,
pháp nhân bị chia chấm dứt tồn tại; quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân bị
chia được chuyển giao cho các pháp nhân mới.
Thứ sáu: Tách pháp nhân
1. Một pháp nhân
có thể tách thành nhiều pháp nhân.
2. Sau khi tách,
pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của
mình phù hợp với mục đích hoạt động.
Thứ bảy: Chuyển đổi hình thức của pháp
nhân
1. Pháp nhân có
thể được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác.
2. Sau khi chuyển
đổi hình thức, pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt tồn tại kể từ thời điểm pháp
nhân chuyển đổi được thành lập; pháp nhân chuyển đổi kế thừa quyền, nghĩa vụ
dân sự của pháp nhân được chuyển đổi.
Thứ tám: Giải thể pháp nhân
1. Pháp nhân giải
thể trong trường hợp sau đây:
a) Theo quy định
của điều lệ;
b) Theo quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Hết thời hạn
hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền;
d) Trường hợp khác
theo quy định của pháp luật.
2. Trước khi giải
thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về tài sản.
Trên đây là những tư vấn từ Công ty luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp chúng tôi.