Trước khi giải thích "đại diện theo ủy quyền" ta đi vào tìm hiểu khái niệm "ủy quyền" là gì?
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 138, Bộ luật Dân sự 2015 thì ủy quyền được hiểu là việc chính chủ thể có quyền tự mình trao quyền cho chủ thể khác (đủ năng lực thực hiện) để thay mình tham gia vào các giao dịch dân sự. Mục đích cuối cùng của việc này là để nhằm cho vụ việc dân sự được giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật
Đại diện theo ủy quyền là một trong hai loại đại diện mà chủ thể này có thể nhân danh chủ thể khác để xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự thông qua việc được bên được đại diện “trao quyền” hợp pháp.
– Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
– Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
3. Thời hạn được đại diện trong bao lâu?
Pháp luật quy định vấn đề đại diện theo ủy quyền sẽ chấm dứt khi:
– Theo thỏa thuận
– Thời hạn ủy quyền đã hết
– Công việc được ủy quyền đã hoàn thành
– Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền
– Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại
– Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật Dân sự 2015.
– Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
4. Nội dung chính của việc đại diện theo ủy quyền
Căn cứ quy định tại Điều 138, Bộ luật Dân sự 2015 (link https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-dan-su-2015-296215.aspx)
5. Hậu quả của việc đại diện theo ủy quyền
– Người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với người thứ ba phải phù hợp với phạm vi đại diện. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.
– Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.
– Trường hợp người đại diện theo pháp luật biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.
6. Các trường hợp không được đại diện theo ủy quyền
1. Đăng ký kết hôn
Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt.
(Theo quy định về thủ tục đăng ký kết hôn tại Quyết định 3814/QĐ-BTP )
2. Ly hôn
Có thể nhờ Luật sư hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình để làm một số thủ tục khi ly hôn, tuy nhiên bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa để giải quyết vụ việc ly hôn và ký tên vào các biên bản, tờ khai.
"Điều 85. Người đại diện
4. Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện."
(https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thu-tuc-To-tung/Bo-luat-to-tung-dan-su-2015-296861.aspx).
3. Công chứng di chúc của mình
Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc và không được ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc
(Theo Điều 56 Luật công chứng 2014)
4. Quyền, lợi ích đối lập với người ủy quyền tại cùng vụ việc
Cụ thể, nếu người được ủy quyền cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người ủy quyền mà quyền, lợi ích hợp pháp của người được ủy quyền đối lập với quyền, lợi ích của người ủy quyền.
(Theo Điểm a Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
5. Đang được ủy quyền bởi một đương sự khác trong cùng vụ việc có quyền, lợi ích đối lập với người sẽ ủy quyền
Cụ thể, nếu người được ủy quyền đang là đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một người khác (người đã ủy quyền) mà quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền, lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc (người sắp ủy quyền).
(Theo Điểm b Khoản 1 Điều 87 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
6. Nhận tội thay mình
Theo tinh thần của Bộ luật hinh sự, thì việc quy định các chế tài xử lý là nhằm mục đích răn đe, giáo dục người có hành vi phạm tội. Do vậy, nếu như cho phép ủy quyền người khác nhận tội thay mình thì không thể hiện đúng bản chất, mục đích của việc ban hành Bộ luật hình sự.
7. Các trường hợp không được ủy quyền trong tố tụng hình sự
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra không được ủy quyền cho Điều tra viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Cấp trưởng, cấp phó cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an nhân dân, Quân đội nhân dân không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát không được ủy quyền cho Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án không được ủy quyền cho Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
(Theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015)
8. UBND cấp tỉnh, cấp huyện có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không được ủy quyền
(Theo Khoản 4 Điều 59 Luật đất đai 2013)
9. Trong tố tụng hành chính, người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba
(Theo Khoản 5 Điều 60 Luật tố tụng hành chính 2015)
10. Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị tổ chức tín dụng là hợp tác xã không được ủy quyền cho những người không phải là thành viên Hội đồng quản trị thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình
(Theo Khoản 5 Điều 81 Luật các tổ chức tín dụng 2010)
11. Cơ quan được giao ban hành văn bản quy định chi tiết không được ủy quyền tiếp
(Theo Khoản 2 Điều 11 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)
12. Cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước ở địa phương nhận ủy quyền không được ủy quyền tiếp cho cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền
(Theo Khoản 2 Điều 14 Luật tổ chức chính quyền ở địa phương 2015)
13. Cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2
Cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 thì không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
(Theo Khoản 2 Điều 46 Luật lý lịch tư pháp 2009)
14. Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh không được ủy quyền quyết định trưng mua tài sản
(Theo Khoản 3 Điều 14 Luật trưng mua trưng dụng tài sản năm 2008)
15. Chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản không được ủy quyền cho bên tham gia hợp tác đầu tư, liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh hoặc góp vốn thực hiện ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê mua bất động sản
(Theo Khoản 5 Điều 13 Luật kinh doanh bất động sản 2014)
16. Người bị chất vấn không được ủy quyền cho người khác trả lời thay mình tại kỳ họp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Thường trực Hội đồng nhân dân
(Theo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015)
17. Gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng
Điểm a, khoản 1, Điều 8 Quy chế về tiền tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN
18. Đăng ký nhận cha, mẹ, con
Điều 25, Điều 47 Luật Hộ tịch 2014
19. Cá nhân không được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức trả thu nhập nếu:
- Cá nhân đảm bảo điều kiện được ủy quyền quy định tại điểm 1 nêu trên nhưng đã được tổ chức trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì không ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức trả thu nhập (trừ trường hợp tổ chức trả thu nhập đã thu hồi và hủy chứng từ khấu trừ thuế đã cấp cho cá nhân).
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị nhưng vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế không làm việc tại tổ chức đó.
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế hoặc khấu trừ thuế chưa đủ (bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ).
- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại nhiều nơi.
- Cá nhân chỉ có thu nhập vãng lai đã khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% (kể cả trường hợp có thu nhập vãng lai duy nhất tại một nơi).
- Cá nhân chưa đăng ký mã số thuế
- Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì không ủy quyền quyết toán thuế mà cá nhân tự khai quyết toán thuế kèm theo hồ sơ xét giảm thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 46 Thông tư 156/2013/TT-BTC
6. Căn cứ xác lập đại diện theo ủy quyền
Việc thực hiện xác lập giao dịch dân sự có thể thông qua hình thức bằng văn bản, lời nói hoặc bằng hành động. Một số trường hợp bắt buộc phải thực hiện bằng văn bản và có xác nhận của các cơ quan Nhà nước như: đại diện về đất đai, các loại động sản phải đăng ký quyền sở hữu...
Căn cứ Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Đại diện theo ủy quyền xác lập theo ý chí giữa người được đại diện và người đại diện còn đại diện theo pháp luật xác lập theo quy định pháp luật, theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân.
quản lý tài sản của bạn.
Trên đây là tư vấn của công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp. Mọi các thắc mắc của bạn xin gửi về chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP
TRÂN TRỌNG!
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
-Thương Trình-
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn của chúng tôi:
- Dịch vụ tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hình sự qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Đất đai qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn lao động trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Hôn nhân và gia đình trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Doanh nghiệp trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn Sở hữu trí tuệ trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dich vụ tư vấn pháp luật Thuế trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
- Dịch vụ tư vấn pháp luật Hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại 1900.6248
Trân trọng cảm ơn!
Bạn cũng có thể tham khảo các bài viết khác có nội dung liên quan:
LUẬT HỒNG THÁI → Dân sựDịch vụ luật sư, tư vấn pháp luật Dân sự - 0982.033.335 là một trong những dịch vụ pháp lý uy tín hàng đầu của Công ty luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp.
Dịch vụ tư vấn luật dân sự tư vấn tất cả các quy định của pháp luật dân sự hiện hành cũng như các quy định tại thời điểm liên quan đến vụ việc của khách hàng. Bao gồm các vấn đề cơ bản sau: + Tranh chấp liên quan đến giao dịch dân sự, các loại hợp đồng dân sự như hợp đồng mua bán, tặng cho, thuê, thuê khoán, hợp đồng vay tài sản, các loại hợp đồng dịch vụ, hợp đồng ủy quyền,… + Tranh chấp về thừa kế: di chúc, phân chia di sản thừa kế, người có quyền hưởng di sản thừa kế,… + Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng + Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ + Các yêu cầu dân sự: yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; yêu cầu hoặc hủy bỏ tuyên bố một người đã chết hoặc mất tích; yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài + Những vấn đề khác thuộc lĩnh vực dân sự mà pháp luật có quy định + Soạn thảo theo yêu cầu của khách hàng những văn bản, giấy tờ phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp. Ví dụ: soạn thảo di chúc, văn bản thỏa thuận giải quyết tranh chấp, soạn thảo hợp đồng mua bán nhà,… + Đại diện theo ủy quyền để bảo vệ quyền lợi của khách hàng trước chủ thể khác hoặc tranh tụng tại Tòa án, bao gồm vụ án, vụ việc Dân sự và các vấn đề dân sự trong vụ án Hình sự.
Để được tư vấn chính xác và cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới số điện thoại: 0982.033.335 Hệ thống tổng đài mở 24/7 luôn sẵn sàng giải đáp mọi câu hỏi của Quý khách hàng trong lĩnh vực Dân sự cho dù đó là vấn đề nhỏ nhất, giúp bạn gỡ rối mọi vấn đề pháp lý bạn đang vướng mắc trong dân sự mà chưa có cách giải quyết.
Luật Hồng Thái - Tận tâm, tậm lực vì quyền lợi của khách hàng
Hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích. Thủ tục thực hiện hủy bỏ tuyên bố mất tích. Con trai tôi trước đây mất tích một thời gian, gia đình chúng tôi đã yêu cầu Tòa án tuyên bố mất... | Hồ sơ thủ tục hưởng chế độ ốm đau Cho tôi xin hỏi hồ sơ thủ tục để được hưởng chế đọ ốm đau được thực hiện như thế nào? | Tuyên bố chết. Thủ tục thực hiện. Cho tôi xin hỏi, con trai tôi đã có Quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích 03 năm trước, đến nay... | Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó Anh A có vay tiền tôi tổng 3 lần vay là 90 triệu đồng, hiện đã đến kỳ thanh toán nhưng tôi không... | Người giám hộ có được tự ý bán tài sản, tặng cho tài sản của người được giám hộ? Em trai tôi đã được Tòa án tuyên là ngườ |
|
Giấy khám sức khỏe có thời hạn bao lâu? Giấy khám sức khỏe là tài liệu quan trọng, “có mặt” trong hầu hết hồ sơ đăng ký học, hồ sơ xin việc... |
Đã trúng tuyển nhưng muốn tạm hoãn nghĩa vụ quân sự phải làm sao? Công dân đã trúng tuyển nghĩa vụ quân sự thì bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ nhập ngũ. Nếu muốn xin... |