Pháp luật luôn tôn trọng quyền hưởng di sản của người thừa kế. Tuy nhiên, trong thực tế lại có nhiều người có những hành vi trái với đạo đức xã hội, trái pháp luật như xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dụ nhân phẩm của người đẻ lại di sản; xâm hại đến tính mạng của người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng...
Do đó, để đảm bảo các gía trị gia đình, gía trị truyền thống, đạo đức xã hội, trật tự an toàn xã hội pháp luật đã quy định những người không được hưởng quyền thừa kế tại Khoản 1 Điều 621 BLDS 2015 như sau: a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Những hành vi nêu trên được coi là những hành vi trái pháp luật vì đã vi phạm quyền định đoạt của người để lại di sản do vậy người đó sẽ không có quyền hưởng thừa kế. Tuy nhiên, pháp luật vẫn tôn trọng ý chí của người để lại tài sản khi cho những người có hành vi trên được hưởng quyền thừa kế nếu như người đã biết được hành vi xâm phạm đó. Tại Khoản 2 Điều 621 BLDS 2015 quy định như sau: “Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.”
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Luật sư tư vấn Luật Dân sự, gọi: 19006248
Trụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)