Thế chấp tài sản là gì? Nhừng tài sản nào được phép thế chấp và hiệu lực của hợp đồng thế chấp.
I.
Căn cứ pháp luật
Bộ luật dân sự năm 2015
II.
Nội dung tư vấn
Căn cứ điều 317, 318, 319 Bộ luật dân sự năm 2015
“ Điều 317. Thế chấp tài sản
1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp)
dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao
tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận
giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
Như vậy, việc một bên đưa tài sản cho bên
kia để đảm bảo nghĩa vụ dân sự như: thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng, thế
chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất,… Bên thế chấp không giao
tài sản cho bên nhận thế chấp hoặc là các bên có thể thỏa thuận cho người thức
ba giữ tài sản thế chấp.
Điều 318. Tài sản thế chấp
1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ
thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ
thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa
thuận khác.
3. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với
đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc
tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp
phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được
dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận
thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm
biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm
chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh
toán cho bên nhận thế chấp.
Như vậy Tài sản thế chấp có thể là
vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá, có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình
thành trong tương lai, tài sản đang cho thuê hoặc tài sản đang cho mượn. Nhưng
tài sản thế chấp phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp.
Điều 319. Hiệu lực của thế chấp tài sản
1. Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết,
trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba
kể từ thời điểm đăng ký.”
Như vậy thời hạn của thế chấp có ba thời điểm:
-
Thứ
nhất là thời điểm giao kết
-
Thứ
hai là do hai bên thoả thuận
-
Thứ
ba là Luật có quy định khác
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP