Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Cùng luật Hồng Thái tìm hiểu thêm về nội dung này dưới đây.
I. Căn cứ
pháp lý
Bộ Luật
dân sự năm 2015
II. Nội
dung tư vấn
Theo Điều
19 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
"Năng
lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình
xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự."
Để bảo đảm
tốt hơn việc tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân có
liên quan đến người yếu thế về năng lực hành vi dân sự, Bộ luật sửa đổi, bổ
sung (Điều 19 - Điều 24) một số nội dung sau đây:
-Việc xác lập và thực hiện giao dịch dân sự của người người chưa thành niên
được quy định rõ ràng, cụ thể hơn theo hướng giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp
luật của người đó xác lập, thực hiện;
- Người từ
đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục
vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi;
- Người từ
đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký
và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo
pháp luật đồng ý.
- Bổ sung thêm các quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi. Qua đó, theo khoản 1 điều 23 bộ luật dân sự 2015 nêu rõ:
"1.
Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng
nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì
theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan,
tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra
quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám
hộ."