Em có tình huống không hiểu về môn luật dân sự về quyền và nghĩa vụ về lối đi qua bất động sản liền kề. Mong luật sự phân tích giúp em.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hởi đến Công ty Luật Hồng Thái. Với câu hỏi cảu bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất, để được hưởng quyền về lối đi qua bất động sản liền kề thì bất động sản của chủ sở hữu phải bị bao quanh bởi bất động sản của các chủ sở hữu khác,
+ Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
+ Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Ví dụ, mảnh đất A bị bao quanh bởi các mảnh đất C, D, E. Trong đó, mảnh đất E gần với đường giao thông nhất và các điều kiện khác đều rất phù hợp. Do đó, trong trường hợp này, mở lối đi qua mảnh E để ra được đường giao thông sẽ thuận tiện nhất.
+ Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thứ hai, việc tiến hành xác định vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên. Nếu chủ sở hữu bất động sản không đồng ý hoặc các bên nếu có tranh chấp về lối đi thì chủ sở hữu bất động sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
Thứ ba, trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong mà không có đền bù.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)