Công ty Luật Hồng Thái xin cảm ơn câu hỏi của anh/chị.
I.
Căn cứ pháp lý
Bộ
luật tố tụng dân sự 2015
II.
Nội dung tư vấn
Căn cứ quy định tại Điều 111 Bộ luật
tố tụng dân sự 2015:
“
Điều 111. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1.
Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương
sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ
luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc
nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm
thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài
sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây
thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc
thi hành án.”
Anh/chị là nguyên đơn trong vụ kiện đòi nợ tiền với
anh B, do đó, để bảo vệ quyền lợi của bản thân trong trường hợp anh B có ý định
tẩu tán tài sản, anh/chị có thể yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án áp dụng một
hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 Bộ luật tố tụng dân sự.
Trong trường hợp này,
anh/chị không nói cụ thể thông tin về tài sản của anh B, do đó, tùy từng trường
hợp mà anh/chị có thể làm đơn yêu cầu áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp
tạm thời trong số các biện pháp: Phong
tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước, phong tỏa
tài sản ở nơi gửi giữ, phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được quy định tại các Điều 124,125, 126 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:
“Điều 124. Phong tỏa tài khoản tại ngân
hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước
Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác,
kho bạc nhà nước được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho
thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho
bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc
giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
Điều 125. Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ
Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ được áp dụng nếu trong quá
trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang gửi
giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết
vụ án hoặc việc thi hành án.
Điều 126. Phong tỏa tài sản
của người có nghĩa vụ
Phong tỏa tài sản của người
có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho
thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để
bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.”
Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm
thời này sẽ được gửi cho Tòa án nơi đang
giải quyết vụ án giữa anh/chị và anh B.
Trên đây là những tư vấn từ Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua 0982.033.335 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)