Khi nào được xem là cho vay nặng lãi?
|
|
(Số lần đọc 4)
Hỏi: Bạn tôi vay 100 triệu đồng với lãi suất 5 nghìn/1 triệu/ngày. Hiện tại, có tranh chấp xảy xa. Vậy trong trường hợp này, nếu bạn tôi báo công an thì sẽ được giải quyết như thế nào?
I. Căn cứ pháp lý- Nghị định 167/2013- Bộ luật dân sự 2015- Bộ luật hình sự 205II. Nội dung tư vấn Theo điểm d khoản 3 điều 11 Nghị định số 167/2013 ngày 12/11/2013, hành vi “cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay" có thể bị phạt tiền 5-15 triệu đồng.Ngoài ra, hành vi của những người cho anh bạn vay tiền còn có thể bị truy tố tội cho vay nặng lãi theo quy định của Bộ luật Hình sự theo điều 201 - tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự 1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền 50-200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm.2. Phạm tội thu lợi bất chính 100-200 triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 30-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.Ngoài ra, hành vi bắt, giữ người để ép phải trả tiền còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật quy định tại Điều 157 Bộ luật hình sự năm 2015 hoặc tội Cưỡng đoạt tài sản quy định tại điều 170 Bộ luật Hình sự 2015.
Nguyễn Văn Triển
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
TAGs:Khi nào được xem là cho vay nặng lãi?
Mời bạn đánh giá bài viết này!
|
Đặt câu hỏi
|
Báo giá vụ việc
|
Đặt lịch hẹn
|
Có thể bạn quan tâm?
|
|
Tin nhiều người quan tâm
Thư viện video
» Thông tin về các sản phẩm Hilaphar
Dành cho đối tác
|