Các quy định của pháp luật về đặt cọc?
Theo điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: "Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Qua khái niệm này ta thấy đặt cọc thực hiện chức năng bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng nếu hợp đồng chưa được giao kết. Trong trường hợp hợp đồng đã giao kết thì đặt cọc là biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Đối tượng của đặt cọc là khoản tiền nhất định hoặc những vật có giá trị mà một bên giao trực tiếp cho bên kia. Việc đặt cọc là minh chứng giữa các bên về chuẩn bị giao kết hợp đồng hoặc tồn tại một hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết hay thực hiện tài sản đặt cọc là khoản thanh toán trước cho bên nhận đặt cọc, nếu hợp đồng không được giao kết hay thực hiện tài sản đặt cọc là tài sản đảm bảo.
Đối tượng đặt cọc vừa mang chức năng bảo đảm, vừa mang chức năng thanh toán. Vì vậy việc đặt cọc phải được lập thành văn bản, trong đó phải xác định rõ số tiền, số tài sản đặt cọc.
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Trụ sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)