Thứ
nhất, về quy định giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
(Điều 126 Bộ luật dân sự năm 2015).
Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định, khi một
bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội dung của giao dịch dân sự mà
xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu bên kia thay đổi nội
dung của giao dịch đó, nếu bên kia không chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền
yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu... Bộ luật dân sự năm 2015 vẫn
giữ nguyên quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005, tuy nhiên bổ sung thêm
trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong
trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các
bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập
giao dịch dân sự vẫn đạt được. Quy định này là phù hợp, bảo đảm tôn
trọng quyền tự do thỏa thuận của các bên vì nhiều trường hợp, việc
nhầm lẫn khi xác lập giao dịch không ảnh hưởng tới kết quả cũng như
việc đạt được mục đích xác lập giao dịch của các bên. Bộ luật dân sự
năm 2015 đã loại trừ trường hợp một bên do lỗi cố ý làm cho bên kia nhầm lẫn về
nội dung của giao dịch theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2005. Quy định của
Bộ luật dân sự năm 2005 là không cần thiết, vì đã được Điều 132 quy định.

Thứ hai, về quy
định giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
(Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015).
Điều 134 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định, trong trường
hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của
giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà
án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định
về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện
thì giao dịch vô hiệu. Quy định này khi triển khai trên thực tế đã gặp
nhiều vướng mắc và khó bảo đảm tính khả thi vì trong nhiều trường
hợp, một trong các bên giao dịch không hợp tác để thực hiện quy định
về hình thức của giao dịch - mặc dù giao dịch được giao kết trên cơ
sở ý chí tự nguyện của các bên, dẫn tới giao dịch vô hiệu.
Đến nay, Điều 129 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định
giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình
thức thì vô hiệu, nhưng loại trừ trường hợp sau:
(i) Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng
văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã
thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một
bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó;
(ii) Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng
vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã
thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một
bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Như vậy, với quy định này, một giao dịch vi phạm
quy định về hình thức nhưng các bên tham gia giao dịch tích cực, thiện
chí thực hiện giao dịch (đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ
trong giao dịch) thì giao dịch không bị vô hiệu. Quy định này phù hợp với
thực tiễn giao kết, thực hiện hợp đồng ở nước ta; bảo đảm tốt hơn quyền, lợi
ích hợp pháp của chủ thể xác lập quan hệ hợp đồng cũng như quyền, lợi ích hợp
pháp của người thứ ba; góp phần bảo đảm sự ổn định của quan hệ thị trường.

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân)