Thả rông súc vật gây tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm?
|
|
(Số lần đọc 19)
Hiện nay, trên nhiều tuyến đường, tình trạng thả rông gia súc trở nên khá phổ biến, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Đã xảy ra không ít các vụ tai nạn giao thông do việc thả rông gia súc hoặc do người dẫn dắt gia súc không tuân thủ luật giao thông. Vậy tai nạn do vật nuôi gây ra, ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm bồi thường?¬¬
I. Căn cứ pháp lý - Luật Giao thông đường bộ
năm 2008- Bộ luật Dân sự 2015- Nghị định
100/2019/NĐ-CP II. Nội dung Căn
cứ theo quy định của luật giao thông đường bộ 2008:Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo
đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải
quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn (khoản 1 Điều
34).- Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới (khoản 2 Điều
34).- Không được thả rông súc vật trên đường bộ (điểm c Khoản 2 Điều 35). Theo Điều 10 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển, dẫn dắt súc vật đi
không đúng phần đường quy định, đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi vào phần đường
của xe cơ giới; Để súc vật đi trên đường bộ không bảo đảm an toàn cho người và
phương tiện đang tham gia giao thông sẽ bị phạt tiền từ 60.000 – 600.000 đồng. Trường
hợp chủ gia súc không tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn giao thông, dẫn dắt
gia súc đi vào đường giao thông gây tai nạn giao thông, gây thiệt hại cho tính
mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm theo quy định
của pháp luật hiện hành như sau: Điều 603 Bộ
luật dân sự năm 2015 quy định về việc bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
như sau:1.
Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác.
Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm
hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.2.
Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người
khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu
cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.3.
Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người
chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm
hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái
pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.4.
Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật
đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Trường hợp chủ gia súc thả gia
súc hoặc dẫn dắt gia súc đi trên đường gây tai nạn giao thông chết người thì
người chủ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý làm chết người
theo quy định tại Điều 128 Bộ Luật Hình sự năm 2015 với khung xử lý thấp
nhất là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05
năm. Trường hợp vô ý làm chết 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10
năm, đồng thời chịu trách nhiệm bồi thường theo Bộ luật Dân sự năm 2015.
Tuy nhiên,
trên thực tế, nhiều vụ tai nạn xảy ra nhưng không có người nào đứng
ra nhận làm chủ của súc vật.Bởi người chủ sở hữu gia súc thường né tránh, không
nhận trách nhiệm để không phải bồi thường thiệt hại. Do đó, việc bồi
thường cho người bị nạn trong trường hợp này thường gặp khó khăn.Để
hạn chế trường hợp súc vật thả rông gây tai nạn giao thông, mỗi người chủ cần
có ý thức hơn nữa trong việc quản lý vật nuôi, không chăn, thả trâu, bò trên đường
giao thông. Ngoài ra, chính quyền địa phương cùng các cơ quan liên quan cũng cần
tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra và xử lý nghiêm những trường hợp vi
phạm.

Tư vấn pháp luật miễn phí 0976933335
Mời bạn đánh giá bài viết này!
|
Đặt câu hỏi
|
Báo giá vụ việc
|
Đặt lịch hẹn
|
Có thể bạn quan tâm?
|
|
Tin nhiều người quan tâm
Thư viện video
» Thông tin về các sản phẩm Hilaphar
Dành cho đối tác
          
|