Nhà tôi và ông Bình cùng đấu thầu hai đầm sát nhau để nuôi trồng thủy sản. Đầm nhà ông Bình chuyên nuôi cá, đầm tôi chuyên nuôi tôm, mọi người trong làng đều biết việc này. Tuy nhiên, sau trận mưa lớn, nước lụt, tôm từ đầm nhà tôi nhảy tràn sang đầm nhà ông Bình. Thấy đầm nhà mình tự dưng rất nhiều tôm, ông Bình đã bắt tôm đem đi bán, tôi biết chuyện đã yêu cầu ông Bình trả lại số tôm đã bắt nhưng ông Bình không đồng ý vì “cá vào ao ai người đó hưởng”, “tôm ở ao ông thì ông bắt” dẫn đến mâu thuẫn, xung đột. Vậy tôi có đòi lại được số tôm đã bị nhảy tràn sang nhà ông Bình không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luật Hồng Thái.
Trường hợp của bạn Luật sư xin được tư vấn như sau:
I. Cơ sở pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
II. Nội dung
Điều 233 Bộ luật dân sự
năm 2015 quy định về xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước: “Khi
vật nuôi dưới nước của một người di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người
khác thì thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó. Trường hợp vật nuôi dưới
nước có dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của
mình thì người có ruộng, ao, hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết
mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến
nhận thì quyền sở hữu vật nuôi dưới nước đó thuộc về người có ruộng, ao, hồ.”
Như vậy, theo quy đình của
pháp luật, trong trường hợp của bạn, do có yếu tố khách quan là trời mưa lớn,
lụt dẫn đến tôm di chuyển sang đầm nhà ông Bình, chứ không phải di chuyển tự
nhiên. Thứ hai, mọi người trong làng đều biết ông Bình chỉ nuôi cá và nhà bạn
nuôi tôm nên việc nhà ông Bình tự nhiên có nhiều tôm thì số tôm đó không thuộc
quyền sở hữu của ông Bình. Thứ ba, trong trường hợp tôm nhảy tràn sang đầm nhà
ông Bình thì ông Bình phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết và nhận lại,
sau 01 tháng kể từ ngày công khai mà không có ai nhận thì số tôm đó mới thuộc
về ông Bình. Do đó, trong trường hợp trên, bạn hoàn toàn có thể đòi lại đuợc số
tôm mà ông Bình đã bắt.
Trên đây là tư vấn của
chúng tôi liên quan đến việc chia thừa kế không theo di chúc. Hy vọng rằng sự tư vấn
của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những
vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể
liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và
Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ
sở chính: LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối
đường Chiến Thắng, Thanh Xuân).
Thiều
Minh Trang
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn
của chúng tôi:
- Dịch vụ Luật sư
lĩnh vực dân sự - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư
lĩnh vực Hình sự - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý
lĩnh vực Đất đai - 0982.033.335
- Dịch vụ
tư vấn nhân sự và quản lý lao động - 0982.033.335
- Dịch vụ pháp lý
lĩnh vực Doanh Nghiệp - 0982.033.335
- Dịch vụ Luật sư
lĩnh vực Hôn nhân và gia đình - 0982.033.335