Hotline: 098.203.3335
TRANH TỤNG - TỐ TỤNG HÌNH SỰ - DÂN SỰ - HÀNH CHÍNH - ĐẤT ĐAI - HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP


Trụ sở chính:
Trụ sở chính: 38LK9, Tổng cục V, Bộ Công an, Tân Triều, Hà Nội

098 203 3335 (24/7)
luathongthai@gmail.com

Chồng chết trong khi thực hiện thủ tục ly hôn thì vợ có được hưởng di sản thừa kế không?

(Số lần đọc 781)
Anh A và chị B đang thực hiện thủ tục ly hôn tại Tòa và đang chờ Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn thì anh A bị tai nạn và qua đời. Hỏi: - Nếu anh A chết không để lại di chúc thì chị B có được hưởng thừa kế hay không? - Nếu anh A chết để lại di chúc nhưng không có tên chị B thì chị B có được hưởng thừa kế không?

1. Nếu anh A chết không để lại di chúc thì chị N có được hưởng thừa kế hay không?

* Ai có quyền hưởng di dản thừa kế theo pháp luật?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:

Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a)  Không có di chúc:

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc: cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế:

d) Những người được chỉ định làm thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Vậy trong trường hợp anh A mất và không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia dựa theo quy định về thừa kế theo pháp luật.

Căn cứ theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì những người được thừa kế theo pháp luật chia làm ba hàng thừa kế như sau:

- Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

- Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết.

- Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết.

Những người thừa kế trong cùng một hang sẽ được hưởng một phần thừa kế như nhau. Những người thừa kế hàng phía sau chỉ được hưởng thừa kế trong trường hợp không còn người nào ở hàng thừa kế phía trước hoặc những người thuộc hàng thừa kế phía trước không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Theo đó nếu chị B vẫn là vợ của người chết thì thuộc hang thừa kế thứ nhất và được hưởng di sản thừa kế cùng những người là cha, mẹ chồng (nếu còn sống), các con (nếu có).

* Vợ chồng đang ly hôn mà có một người chết thì người còn lại có được hưởng di sản thừa kế không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 655 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 655. Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác

1. Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

2. Trường hợp vợ, chông xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.

3. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

Theo quy định trên vào trường hợp của chị B thì lúc anh A chết Tòa án chưa ra quyết định công nhận sự ly hôn, vì thế chị vẫn được xem là vợ của người đã mất và vẫn được hưởng di sản thừa kế.

2. Vợ không có tên trong di chúc có được hưởng di sản thừa kế của chồng không?

Theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015 về người có quyền hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào di chúc như sau:

Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành viên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 621 của Bộ luật này.

Như vậy nếu chị vẫn đang được xem là vợ hợp pháp khi chồng chị chết mà trường hợp chồng chị có để lại di chúc nhưng không có tên chị thì chị vẫn sẽ được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.