Hotline: 098.203.3335
TRANH TỤNG - TỐ TỤNG HÌNH SỰ - DÂN SỰ - HÀNH CHÍNH - ĐẤT ĐAI - HÔN NHÂN GIA ĐÌNH
 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP


Trụ sở chính:
Trụ sở chính: 38LK9, Tổng cục V, Bộ Công an, Tân Triều, Hà Nội

098 203 3335 (24/7)
luathongthai@gmail.com

Thu tiền lì xì Tết của con có bị xử phạt

(Số lần đọc 1636)
Việc bố mẹ quản lý tiền lì xì của con đã trở nên khá phổ biến trong các gia đình ở Việt Nam. Vì sợ các con sẽ tiêu dùng lãng phí hay xử dụng vào mục đích xấu mà nhiều trường hợp còn tự ý thu giữ. Và khi bị thu tiền lì xì thì những đứa trẻ luôn trong tâm trạng ấm ức, chúng luôn đặt ra câu hỏi là bố mẹ làm vậy có được phép hay không?

Theo như điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi bạo lực về kinh tế như "Người nào có hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên trong gia đình.

Điều 58. Hành vi bạo lực về kinh tế

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

1. Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình.

2. Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động.

3. Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.

Theo Luật sư, Điều 58, Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi bạo lực về kinh tế như "người nào có hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên trong gia đình sẽ bị phạt tiền từ 20 đến 30 triệu đồng". Theo đó, chỉ khi có hành vi "chiếm đoạt tài sản riêng" của thành viên trong gia đình (cha, mẹ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em...) mới bị phạt 20-30 triệu đồng.

Tại khoản 1 Điều 75 Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định về vấn đề này. Theo đó, con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.

Đồng thời, theo Điều 76 Luật Hôn nhân và Gia đình. Việc quản lý tài sản riêng (tiền lì xì của con) được quy định như sau:

Con từ đủ 15 tuổi trở lên được tự mình hoặc nhờ cha, mẹ giữ tiền lì xì.

Con dưới 15 tuổi sẽ do cha mẹ giữ tiền mừng tuổi.

Khi còn đủ 15 tuổi trở lên, cha mẹ có thể đưa lại cho con; hoặc có thể sử dụng vì lợi ích của con.

Tuy nhiên, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì khi sử dụng tiền lì xì của con.

Cha mẹ phải xem xét nguyện vọng của con.

Con từ 15 – dưới 18 tuổi được tự giữ và sử dụng tiền lì xì của mình.

 

Do đó, để có căn cứ xử phạt cha mẹ giữ tiền lì xì của con, nhà chức trách cần xem xét đây có phải là hành vi "chiếm đoạt tài sản riêng của con" hay không. Nếu giữ tiền lì xì của con thường để con tiết kiệm tiền, không tiêu sai mục đích và dùng chi tiêu cho con trong các hoạt động khác thì không bị phạt.

Chiếm đoạt tài sản được hiểu là một người bằng thủ đoạn gian dối hoặc ngang nhiên, công khai chiếm đoạt tài sản của người khác, làm chủ tài sản không còn được sử dụng nó. Do đó, rất hiếm trường hợp, cha mẹ giữ tiền lì xì của con vì muốn chiếm đoạt tài sản của con.

"Quy định pháp luật là vậy nhưng thực tế sẽ khó khi áp dụng, muốn xử phạt được phải căn cứ tố cáo và các chứng cứ liên quan khác. Bởi vậy không phải cứ giữ tiền lì xì của con, cha mẹ sẽ bị xử phạt".

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về trường hợp thắc mắc của chị. Vì vây, chị hoàn toàn có quyền được đơn phương ly hôn nếu như chồng chị được Tòa án tuyên bố mất tích.