Những ngày gần đây, dư luận xôn xao về một loại “phí lạ” ở một số vùng nông thôn tỉnh Bình Định - phí “công đồng lạc túc”. Nhiều người nuôi vịt ở xã Ân Phong bức xúc vì phải ký hợp đồng với UBND xã để thuê mặt ruộng chăn thả mà sau mỗi vụ thu hoạch lúa xong, người nuôi vịt phải đóng phí cho địa phương. Nhiều người cho rằng việc thu phí này không hợp lý, cần phải bãi bỏ. Người dân mong muốn miễn loài phí này, song địa phương cho rằng đây là “truyền thống” từ lâu đời để lại. Vậy loại phí mà địa phương thu có đúng theo quy định pháp luật? Địa phương đươc thu những gì vào ngân sách?
I,
Cơ sở pháp lý:
-
Luật phí và lệ phí 2015
-
Luật ngân sách nhà nước
-
THÔNG TƯ Số: 342/2016/TT-BTC QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU
CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 163/2016/NĐ-CP NGÀY 21 THÁNG 12 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH
CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
II,
Nội dung:
Phí
là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang
tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong
Danh mục phí ban hành kèm theo Luật này.
Căn
cứ vào Danh mục đi kèm với Luật phí và lệ phí 2015 này, không có
loại phí nào gọi là phí “công đồng lạc túc” hay có tính chất tương tự
là thả động vật ra ruộng mà người dân phải đóng.
Mặt
khác, Ủy ban nhân dân xã cho biết phí này được thu để đưa vào ngân
sách địa phương. Vậy nguồn thu của ngân sách địa phương gồm những gì,
có thể có loại phí này không?

Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân
sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung
ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ
chi của cấp địa phương.
Theo
Điều 5 Thông tư số 342/2016/TT-BTC, Nguồn thu của ngân sách địa phương gồm:
“1. Các
khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% (bao gồm cả khoản tiền chậm nộp theo
quy định của Luật quản lý thuế), gồm:
a) Thuế
tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu,
khí;
b) Thuế sử
dụng đất nông nghiệp;
c) Thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp;
d) Tiền sử
dụng đất;
đ) Tiền
cho thuê đất, thuê mặt nước, không kể tiền thuê đất, thuê mặt nước từ hoạt động
thăm dò, khai thác dầu, khí;
e) Tiền
cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
g) Lệ phí
môn bài;
h) Lệ phí
trước bạ;
i) Thu từ
hoạt động xổ số kiến thiết, kể cả hoạt động xổ số điện toán;
k) Các khoản
thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế theo quy định;
thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
hai thành viên trở lên có vốn góp của nhà nước do Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế
còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đại diện chủ sở hữu;
l) Thu từ
bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn liền với
tài sản trên đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập, các
công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu đơn vị hoặc
doanh nghiệp mà có vốn của ngân sách địa phương tham gia trước khi thực hiện cổ
phần hóa, sắp xếp lại và các đơn vị, tổ chức khác thuộc địa phương quản lý;
m) Viện trợ
không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước
ngoài trực tiếp cho địa phương;
n) Phí thu
từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện, không kể
khoản được cấp có thẩm quyền cho khấu trừ để khoản chi phí hoạt động; phí thu từ
các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập địa phương và doanh nghiệp
nhà nước địa phương thực hiện, sau khi trừ phần được trích lại để bù đắp chi
phí theo quy định của pháp luật.
Số thu phí
được khấu trừ và trích lại để bù đắp chi phí không thuộc phạm vi thu ngân sách
nhà nước và được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật;
o) Lệ phí
do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện thu;
p) Tiền
thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp
luật do các cơ quan nhà nước địa phương quyết định thực hiện xử phạt, tịch thu;
q) Thu từ
tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do các cơ quan, đơn vị, tổ chức
thuộc địa phương xử lý, sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật;
r) Thu từ
tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cấp quyền khai thác tài nguyên nước phần
ngân sách địa phương được hưởng theo quy định của pháp luật;
s) Tiền sử
dụng khu vực biển đối với khu vực biển thuộc thẩm quyền giao của địa phương;
t) Thu từ
quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
u) Huy động
đóng góp từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
v) Thu từ
quỹ dự trữ tài chính địa phương;
x) Thu kết
dư ngân sách địa phương;
y) Các khoản
thu khác theo quy định của pháp luật, bao gồm cả thu tiền bảo vệ, phát triển đất
trồng lúa; thu tiền bồi thường cho nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và
sử dụng đất đai; thu ngân sách cấp dưới nộp lên.
2. Các khoản
thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Thông tư này.
3. Thu bổ
sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương.
4. Thu
chuyển nguồn của ngân sách địa phương từ năm trước chuyển sang.”
Theo đó, nếu có loại phí trên
trong nguồn thu của ngân sách địa phương thì nó chỉ có thể rơi vào
trường hợp các nguồn thu khác. Tuy nhiên, có thể thấy điều này khá
miễn cưỡng vì từ loại phí đóng để người dân được thả vịt nhặt lúa
ngoài đồng đến loại phí nhằm bảo vệ, phát triển đất trồng lúa là
một khoảng cách khá xa, không thật sự liên quan.
Như vậy, từ những
phân tích trên có thể thấy việc ủy ban nhân dân xã thu loại phí “công
đồng lạc túc” là không có căn cứ pháp lý rõ ràng. Đây chỉ là loại
phí được thu theo truyển thống, và lại đang vấp phải nhiều phản đối
của người dân, mong muốn được bỏ loại phí này, xét thấy các cơ quan
có thẩm quyền cần xem xét kĩ càng loại phí này để bảo đảm được
quyền lợi của người dân và trật tự xã hội, bảo đảm việc áp dụng,
tuân thủ pháp luật.

CÔNG TY LUẬT TNHH QUỐC TẾ HỒNG THÁI VÀ ĐỒNG NGHIỆP TRÂN TRỌNG!
Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Quốc tế Hồng Thái và Đồng Nghiệp qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006248 hoặc E-mail: luathongthai@gmail.com
Trụ sở chính:
LK9-38 Tổng cục 5, Tân Triều, Hà Nội (cuối đường Chiến Thắng, Thanh Xuân