Thế nào là tín ngưỡng? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng?
Trả lời:
· Tín
ngưỡng là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016
quy định về tín ngưỡng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông
qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự
bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
2. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các
biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với
cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo
đức xã hội.
3. Lễ hội tín ngưỡng là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ
chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng.
4. Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của
cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.
5. Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống
quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi
và tổ chức.
6. Tín đồ là người tin, theo một tôn giáo và được tổ chức
tôn giáo đó thừa nhận.
7. Nhà tu hành là tín đồ xuất gia, thường xuyên thực hiện nếp
sống riêng theo giáo lý, giáo luật và quy định của tổ chức tôn giáo.
8. Chức sắc là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc
suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức.
9. Chức việc là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn
giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm,
bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức.
10. Sinh hoạt tôn giáo là việc bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực
hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo.
11. Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh
hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo.
12. Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc,
nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước
công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.
13. Tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn
giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo.
14. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất,
thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn
giáo.
15. Địa điểm hợp pháp là đất, nhà ở, công trình mà tổ chức
hoặc cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật.
16. Người đại diện là người thay mặt và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về hoạt động tín ngưỡng, sinh hoạt tôn giáo tập trung, hoạt động tôn
giáo của nhóm người hoặc tổ chức mà mình đại diện.
Như vậy, tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện
thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại
sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
· Những
hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng?
Theo Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về
các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng như sau:
- Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không
theo tín ngưỡng, tôn giáo.
- Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
- Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
+ Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội, môi trường;
+ Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính
mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
+ Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
+ Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín
ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người
theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục
lợi.